Người đại diện Pháp luật
Người đại diện theo pháp luật là gì?
Người Đại diện theo Pháp Luật đóng vai trò rất quan trọng trong công ty, bởi họ được pháp luật và Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định đại diện cho một cá nhân hay tổ chức nào đó đứng ra thực hiện tất cả các giao dịch hay hành vi dân sự, hành chính,….
Pháp Luật quy định như thế nào về Người đại diện theo Pháp Luật? Hãy cùng Minh MCC tìm hiểu thông qua bài viết này nhé.
Người đại diện theo pháp luật là gì?
Người đại diện theo pháp luật là người mà doanh nghiệp đăng ký với vị trí là “Người đại diện theo pháp luật” – được ghi lại thông tin trong Giấy đăng ký kinh doanh (thường là Giám đốc) để đại diện cho một cá nhân hay tổ chức nào đó thực hiện các giao dịch hay hành vi dân sự, hành chính được pháp luật hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép,.… vì lợi ích của doanh nghiệp đó.
Trong nội bộ công ty, người đại diện theo pháp luật sẽ quyết định tất cả các vấn đề quan trọng như: tổ chức và điều hành hoạt động kinh doanh, tổ chức nhân sự, quản lý, con dấu của doanh nghiệp, sử dụng tài khoản.
Cần những điều kiện gì để làm người Đại diện Pháp Luật?
Căn cứ theo Luật Doanh Nghiệp số 68/2014/QH13, người Đại diện Pháp Luật là nhân đạt đủ những điều kiện sau:
Trên 18 tuổi, có đủ năng lực hành vi dân sự và không bị Luật cấm tại khoản 2 Điều 13 Luật Doanh Nghiệp.
Không phân biệt nơi lưu trú, quốc tịch, đến từ bất kì nơi nào.
Nếu là người nước ngoài thì phải được xác nhận thường trú tại Việt Nam, phải ở Việt Nam trong suốt thời hạn của nhiệm kỳ và có Thẻ tạm trú theo quy định tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP ngày 14/09/2015.
Đối với con dưới 18 tuổi thì Cha, mẹ là người đại diện theo pháp luật.
Đối với người được giám hộ thì người giám hộ chính là người đại diện theo pháp luật.
Đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì người được Toà án chỉ định là người đại diện theo pháp luật.
Đối với hộ gia đình thì chủ hộ là người đại diện theo pháp luật.
Đại diện Pháp Luật thường phải giữ những chức vụ quan trọng như Giám đốc, Chủ tịch Hội Đồng Quản trị/ Thành viên, Tổng Giám đốc, họ phải có trình độ chuyên môn hoặc kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh hoặc trong ngành, nghề kinh doanh chính của công ty.
Đại diện Pháp Luật trong từng loại hình công ty như thế nào?
Trong mỗi loại hình công ty, Đại diện Pháp Luật có những chức danh khác nhau và luật quy định khác nhau về việc thành lập thêm doanh nghiệp. Vì thế bạn cần lưu ý:
Công ty TNHH một thành viên:
Chức danh: Chủ tịch Hội Đồng Thành viên / Tổng Giám Đốc / Giám Đốc.
Đại diện pháp luật của Công ty một thành viên nếu đã là Chủ tịch Hội Đồng Thành viên / Tổng Giám Đốc / Giám Đốc vẫn có thể làm Chủ tịch Hội Đồng Thành viên / Giám Đốc /Tổng Giám Đốc tại bất cứ công ty nào, trừ công ty Cổ Phần, tuy nhiên vẫn có thể làm Đại diện Pháp Luật của công ty Cổ Phần với chức danh Chủ tịch Hội đồng Quản trị.
Công ty TNHH hai thành viên:
Chức danh: Chủ tịch Hội Đồng Thành viên / Giám Đốc/ Tổng Giám Đốc
Vốn điều lệ sở hữu ít nhất 10%
Đại diện pháp luật của Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên nếu đã là Chủ tịch Hội Đồng Thành viên / Tổng Giám Đốc / Giám Đốc vẫn có thể làm Chủ tịch Hội Đồng Thành viên / Giám Đốc /Tổng Giám Đốc tại bất cứ công ty nào, trừ công ty Cổ Phần, tuy nhiên vẫn có thể làm Đại diện Pháp Luật của công ty Cổ Phần với chức danh Chủ tịch Hội đồng Quản trị.
Công ty Cổ Phần:
Chức danh : Chủ tịch Hội Đồng Quản trị / Tổng Giám Đốc / Giám Đốc.
Có ít nhất 5% tổng số cổ phần phổ thông.
Tổng Giám Đốc /Giám Đốc Công Ty Cổ Phần sẽ không thể làm Giám Đốc hayTổng Giám Đốc tại bất cứ công ty nào khác, nhưng vẫn có thể làm Đại diện Pháp Luật của công ty khác với chức danh Chủ tịch Hội đồng Quản trị/Chủ tịch Hội đồng thành viên.
Doanh nghiệp tư nhân:
Chức danh Đại diện Pháp Luật: Tổng Giám Đốc/ Giám Đốc.
Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. (Khoản 3, Điều 141, Luật Doanh nghiệp năm 2005)
Đại diện pháp luật của Doanh nghiệp tư nhân nếu đã là Chủ tịch Hội Đồng Thành viên / Tổng Giám Đốc / Giám Đốc vẫn có thể làm Tổng Giám Đốc/Chủ tịch Hội Đồng Thành viên / Giám Đốc / tại bất cứ công ty nào, ngoại trừ công ty Cổ Phần, nhưng vẫn có thể làm Đại diện Pháp Luật của công ty Cổ Phần với chức danh Chủ tịch Hội đồng Quản trị.
Khi xuất cảnh khỏi Việt Nam trong thời hạn quá 30 ngày liên tục, ĐDPL phải thực hiện các công việc sau:
Ủy quyền bằng văn bản cho người khác theo quy định tại điều lệ công ty.
Gửi văn bản uỷ quyền đó đến Sở Kế hoạch & Đầu tư hoặc Ban quản lý khu công nghiệp, Ban quản lý khu kinh tế nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở chính để biết ít nhất 2 ngày trước khi xuất cảnh.
Hi vọng với những thông tin Minh MCC vừa cung cấp, bạn sẽ hiểu rõ được phần nào về Đại diện Pháp Luật.
Nếu có thắc mắc gì cần giải đáp xin vui lòng liên hệ số điện thoại: 0916535956 Thạc sĩ kinh tế Mai Quốc Việt để được tư vấn, hỗ trợ.