22/08/2024

Khi nào phải xin giấy phép bán lẻ? Hồ sơ, thủ tục

Giấy phép bán lẻ đóng vai trò rất quan trọng trong việc xác nhận doanh nghiệp hoạt động kinh doanh mua bán hàng hoá bán lẻ đến tay người tiêu dùng. Để đảm bảo các hoạt động trên diễn ra hợp pháp, các doanh nghiệp cần có giấy phép bán lẻ. Vậy khi nào phải xin giấy phép bán lẻ? Hãy cùng Minh – MCC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.

Tìm hiểu về giấy phép bán lẻ là gì?

Tìm hiểu về giấy phép bán lẻ là gì?

Bán lẻ là gì và giấy phép bán lẻ là gì?

Trước khi tìm hiểu khi nào phải xin giấy phép bán lẻ, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu khái niệm bán lẻ là gì và giấy phép bán lẻ là gì nhé.

Bán lẻ được pháp luật quy định là các hoạt động bán hàng hóa cho các cá nhân, hộ gia đình, hoặc các tổ chức khác để sử dụng vào những mục đích tiêu dùng. Điều này có nghĩa là việc bán các hàng hóa cho các cá nhân, hộ gia đình, hoặc các tổ chức sử dụng với mục đích tiêu dùng, sinh hoạt, mà không sử dụng trực tiếp vào những quá trình sản xuất hay triển khai dịch vụ theo mục tiêu đầu tư, ngành nghề kinh doanh đã đăng ký, thì được coi là hoạt động bán lẻ.

Hiện nay, pháp luật chưa có các quy định cụ thể về định nghĩa của giấy phép bán lẻ. Tuy nhiên, có thể hiểu rằng giấy phép bán lẻ là loại giấy phép kinh doanh ghi nhận quyền thực hiện các hoạt động phân phối và bán lẻ các mặt hàng cụ thể.

Khi nào phải xin giấy phép bán lẻ?

Khi nào phải xin giấy phép bản lẻ?

Khi nào phải xin giấy phép bản lẻ?

Để tuân thủ đúng các quy định của pháp luật doanh nghiệp cần có đủ giấy phép bán lẻ, vậy khi nào phải xin giấy phép bán lẻ?

Doanh nghiệp cần có giấy phép bán lẻ khi tiến hành thực hiện các hoạt động sau: Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa, ngoại trừ các hàng hóa được quy định tại điểm c khoản 4 Điều 9 của Nghị định 09/2018/NĐ-CP.

Thực hiện quyền phân phối bán lẻ các hàng hóa quy định tại điểm c khoản 4 Điều 9 của Nghị định 09/2018/NĐ-CP, bao gồm cụ thể như sau: Gạo, đường, các vật phẩm đã ghi hình, sách, báo và tạp chí.

Giấy phép bán lẻ được cấp cho doanh nghiệp sẽ bao gồm các nội dung như sau:

Thông tin về doanh nghiệp: Các thông tin như tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính và người đại diện theo pháp luật.

Một số thông tin khác tùy thuộc vào loại hình công ty như chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông sáng lập.

Thông tin về các hàng hóa phân phối.

Thông tin về các hoạt động có liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa.

Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh bán lẻ

Làm hồ sơ xin cấp giấy phép bán lẻ bao gồm những tài liệu sau đây:

Đơn đề nghị được cấp Giấy phép kinh doanh: Sử dụng Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo của Nghị định 09/2016/NĐ-CP.

Bản giải trình:

Nội dung giải trình về điều kiện được cấp Giấy phép kinh doanh.

Kế hoạch kinh doanh.

Kế hoạch tài chính.

Báo cáo cụ thể về tình hình kinh doanh mua bán các hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa.

Báo cáo tài chính của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tính tới thời điểm xin đề nghị cấp giấy phép kinh doanh.

Tài liệu của cơ quan thuế: Chứng minh được rằng tổ chức không còn nợ thuế quá hạn.

Bản sao của giấy chứng nhận đã đăng ký doanh nghiệp và giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án các hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (nếu có).

Tài liệu về tài chính của các nhà đầu tư.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bán lẻ

Thủ tục để xin giấy phép kinh doanh bán lẻ

Tùy thuộc vào doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh đã có giấy phép kinh doanh từ trước hay chưa, thủ tục xin Giấy phép bán lẻ sẽ khác nhau, cụ thể như sau:

Dịch vụ tư vấn thủ tục xin giấy phép bán lẻ tại Đồng Nai

Dịch vụ tư vấn thủ tục xin giấy phép bán lẻ tại Đồng Nai

Đối với các doanh nghiệp chưa có giấy phép kinh doanh

Doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục xin Giấy phép kinh doanh bán lẻ theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc qua mạng điện tử, gửi đến cơ quan cấp Giấy phép.

Bước 2: Kiểm tra hồ sơ

Cơ quan cấp Giấy phép sẽ tiến hành thực hiện các công đoạn kiểm tra và yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ trong vòng 03 ngày làm việc được tính từ ngày nhận được hồ sơ.

Xét duyệt hồ sơ: Cơ quan cấp Giấy phép sẽ tiến hành kiểm tra việc đáp ứng điều kiện về bán lẻ trong vòng 10 ngày làm việc tính từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. Nếu hồ sơ không đáp ứng đủ các điều kiện, cơ quan sẽ gửi văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Nếu hồ sơ đã đủ điều kiện, cơ quan sẽ cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ.

Xét duyệt đặc biệt: Đối với những hồ sơ xin cấp Giấy phép bán lẻ gạo hay đường, các vật phẩm đã ghi hình, sách, báo và tạp chí, cơ quan cấp Giấy phép sẽ gửi các hồ sơ kèm văn bản lấy ý kiến Bộ Công Thương và bộ quản lý ngành. Trong vòng 15 ngày tính từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương và bộ quản lý ngành sẽ ban hành văn bản chấp thuận cấp Giấy phép kinh doanh hoặc có thể từ chối kèm lý do. Trong vòng 03 ngày làm việc tính từ ngày nhận được văn bản chấp thuận, cơ quan sẽ cấp Giấy phép sẽ cấp Giấy phép kinh doanh.

Đối với những doanh nghiệp đã được cấp giấy phép kinh doanh

Doanh nghiệp cần phải thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy phép kinh doanh để bổ sung các nội dung về quyền phân phối bán lẻ hàng hóa, theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị các hồ sơ cần điều chỉnh

Gửi hồ sơ đã điều chỉnh trong vòng 10 ngày làm việc tính từ ngày có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và ghi nhận nội dung điều chỉnh.

Bước 2: Hoàn trả giấy phép kinh doanh cũ

Sau khi đã nhận được Giấy phép kinh doanh đã được điều chỉnh, trong vòng 05 ngày làm việc, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải hoàn trả Giấy phép kinh doanh đã được cấp cho cơ quan cấp Giấy phép.

Trên đây là toàn bộ thông tin cần thiết về giấy phép bán lẻ và Minh – MCC đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi khi nào phải xin giấy phép bán lẻ. Qua bài viết này, chúng tôi hy vọng bạn có được cái nhìn tổng quát về giấy phép con này. Nếu quý khách hàng đang gặp các vấn đề liên quan đến các loại thủ tục pháp lý hãy liên hệ đến chúng tôi để sử dụng dịch vụ tốt nhất nhé.