07/12/2022

Điều kiện để xin giấy phép sản xuất kinh doanh thực phẩm đóng gói

Kinh tế xã hội ngày càng phát triển và thực phẩm đóng gói sẵn xuất hiện phổ biến trong thị trường tiêu dùng tại Việt Nam. Vậy cần làm gì để đủ điều kiện xin giấy phép sản xuất kinh doanh thực phẩm đóng gói

1. Điều kiện để xin giấy phép sản xuất kinh doanh thực phẩm đóng gói

 kinh doanh thực phẩm đóng gói

Để xin giấy phép sản xuất kinh doanh thực phẩm đóng gói cần có cơ sở vật chất

Thực phẩm bao gói sẵn là thực phẩm đã qua chế biến, sau đó được bao gói lại. Thực phẩm bao gói sẵn cần có đầy đủ tem mác thông tin, sẵn sàng để bán trực tiếp.

Sản xuất kinh doanh thực phẩm được đánh giá là lĩnh vực đầu tư đầy tiềm năng và ổn định. Lý do là bởi ăn uống là nhu cầu thiết yếu của con người mỗi ngày. Đây cũng là ngành nghề có liên quan tới sức khỏe, nên những tổ chức, cá nhân cần xin giấy phép kinh doanh thực phẩm đóng gói theo quy định pháp luật. Điều kiện đăng ký giấy phép kinh doanh thực phẩm như sau:

Điều kiện về cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm bao gói

Khoản 1 Điều 19 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải đáp ứng điều kiện:

– Cơ sở có địa điểm, diện tích phù hợp, đồng thời giữ khoảng cách an toàn với nguồn gây độc hại, ô nhiễm và khác.

– Cơ sở có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh.

– Cơ sở có đủ trang thiết bị để xử lý, chế biến, đóng gói, bảo quản, vận chuyển thực phẩm.

– Cơ sở có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo luật bảo vệ môi trường.

– Thực hiện và duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm. Cơ sở cần lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu và các tài liệu về quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

– Tuân thủ về điều kiện sức khoẻ, kiến thức của người lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Điều kiện vận chuyển thực phẩm đóng gói

Khoản 1 Điều 21 Luật an toàn thực phẩm 2010 quy định về các điều kiện vận chuyển thực phẩm sau đây:

– Phương tiện vận chuyển dễ làm sạch và chế tạo bằng vật liệu không làm ô nhiễm hoặc bao gói thực phẩm.

– Bảo quản thực phẩm suốt quá trình vận chuyển theo hướng dẫn của đơn vị sản xuất, kinh doanh.

– Không vận chuyển thực phẩm cùng các mặt hàng độc hại, có khả năng gây nhiễm chéo, làm ảnh hưởng tới chất lượng thực phẩm.

 Điều kiện về nguồn gốc xuất xứ thực phẩm đóng gói

Tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm bao gói cần đáp ứng những điều kiện về nguồn gốc xuất xứ sản phẩm:

– Xuất xứ nguồn nguyên liệu rõ ràng, đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ, tài liệu về nguồn gốc nguyên liệu, quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm đóng gói.

– Hóa chất độc hại không để cùng thực phẩm đóng gói khi bảo quản, vận chuyển.

Lưu ý, quy định tại Điểm d, Khoản 1, Điều 12 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 của Chính phủ. Các cơ sở kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Đối với sang bao, đóng gói là một hoạt động của sản xuất và cần xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm với loại hình sản xuất của cơ sở đó.

2. Quy trình thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thực phẩm 

 kinh doanh thực phẩm đóng gói 3

Mẫu giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đóng gói

Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận kinh doanh 

Bước 1: Chủ hộ nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh thực phẩm đóng gói.

Bước 2: Sau khi đã có Giấy đăng ký kinh doanh, chủ hộ tiếp tục nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm 

Về trình tự thủ tục cấp Giấy chứng nhận gồm các bước cơ bản sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đóng gói. Trường hợp nếu đủ điều kiện, cơ sở sẽ được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Trường hợp từ chối, cơ quan này cần trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Thực phẩm đóng gói có tính tiện lợi cao, nên hiện nay rất được ưa chuộng tại Việt Nam. Hơn nữa, thực phẩm bao gói cũng đa dạng các mặt hàng, từ tươi sống tới mặt hàng khô. 

Nếu tiến hành kinh doanh thực phẩm mà không có giấy phép theo quy định, tổ chức/cá nhân có thể bị xử phạt hành chính, thu hồi hàng hóa,tái chế, tiêu hủy, tùy vào mức độ. Theo điều 115/2018/NĐ-CP, mức xử phạt từ 30.000.000 đến 40.000.000 cho các hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm đóng gói mà không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm. 

Doanh nghiệp không chỉ xử phạt theo quy định, mà còn bị giảm uy tín trong mắt người tiêu dùng. Ít nhiều điều này sẽ tác động xấu tới hoạt động sản xuất kinh doanh trong tương lai. 

3. Dịch vụ xin giấy phép kinh doanh thực phẩm đóng gói

 kinh doanh thực phẩm đóng gói2

Dịch vụ xin giấy phép kinh doanh thực phẩm đóng gói

Kế Toán Minh Minh cung cấp dịch vụ xin giấy phép kinh doanh thực phẩm đóng gói từ a-z. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, có trình độ và tận tâm trong công việc. Đơn vị sẽ hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, giúp khách hàng tư vấn các điều kiện các giấy phép chuyên ngành, thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh đúng pháp luật.

Khách hàng sẽ nhận về giá trị lâu dài mà không phải làm điều sai trái, lo ngại trước cơ quan công quyền. Bên cạnh đó, Kế toán Minh Minh luôn ân cần, chân thành, giải thích cặn kẽ, liên tục, đồng hành cùng khách hàng trong suốt quá trình thực hiện công việc. Với nhiều năm hoạt động trong ngành và hiểu rõ quy luật vận hành, chúng tôi tự tin giải quyết các phát sinh một cách trọn vẹn.

Bài viết đã chia sẻ cho quý khách những thông tin về điều kiện, thủ tục để hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh các thực phẩm đóng gói. Nếu quý khách có bất kỳ thắc mắc gì hoặc cần xin giấy phép sản xuất kinh doanh thực phẩm đóng gói dễ dàng và thuận lợi hơn, vui lòng liên hệ với Kế toán Minh Minh để được giải đáp.

>> Xem thêm: Giấy phép kinh doanh vàng cần những giấy phép gì?