Hồ sơ xin phép thành lập công đoàn cơ sở gồm những gì, thủ tục ra sao?
Thành lập công đoàn cơ sở cần điều kiện và hồ sơ xin giấy phép thành lập công đoàn cơ sở như thế nào? Trình tự, thủ tục thành lập được pháp luật quy định ra sao? Tất cả sẽ được Minh – MCC giải đáp ngắn gọn, dễ hiểu thông qua bài viết dưới đây, cùng tìm hiểu nhé.
Điều kiện để thành lập đoàn cơ sở là gì?
Trước khi tìm hiểu hồ sơ xin phép thành lập Công đoàn cơ sở. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về điều kiện thành lập Công đoàn gồm những yếu tố gì.
Căn cứ vào Điều 5 Nghị định số 98/2014/NĐ-CP có quy định về điều kiện thành lập và hình thức để tổ chức của Công đoàn cơ sở như sau:
Các đơn vị sau đây được phép thành lập Công đoàn, cần phải thoả mãn đủ hai điều kiện. Chi tiết như sau:
Các đơn vị như:
Doanh nghiệp trực thuộc các thành phần kinh tế.
Hợp tác xã có sử dụng nguồn lao động theo đúng quy định của pháp luật về lao động.
Các cơ quan xã, phường hoặc thị trấn.
Các cơ quan nhà nước.
Các đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập cần có hạch toán độc lập.
Các chi nhánh hay các văn phòng đại diện của các doanh nghiệp, tổ chức thuộc các thành phần kinh tế.
Các cơ quan, tổ chức hay các cá nhân nước ngoài có sử dụng lao động là người Việt Nam.
Bên cạnh đó, cần thoả mãn 2 điều kiện như sau
Có tư cách pháp nhân.
Có ít nhất 5 đoàn viên công đoàn hoặc có thể là 5 người lao động có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.
Hồ sơ xin giấy phép thành lập công đoàn cơ sở
Sau khi đại hội thành lập Công đoàn cơ sở kết thúc. Ban Chấp hành phải tiến hành lập hồ sơ xin giấy phép thành lập công đoàn cơ sở và đề nghị các Công đoàn cấp trên xem xét và công nhận, bao gồm:
Văn bản đề nghị công nhận các đoàn viên, công đoàn cơ sở và xác nhận kết quả bầu cử.
Danh sách các đoàn viên và đơn để xin gia nhập Công đoàn Việt Nam.
Danh sách trích ngang lý lịch, bao gồm lý lịch ủy viên Ban Chấp hành, lý lịch ủy viên của Ban Thường vụ, lý lịch ủy viên của Ủy ban Kiểm tra Công đoàn cơ sở.
Biên bản đại hội thành lập công đoàn cơ sở
Biên bản kiểm phiếu bầu cử. Bao gồm biên bản kiểm phiếu bầu cử của đại hội thành lập Công đoàn cơ sở và biên bản bầu cử tại hội nghị Ban Chấp hành (nếu có)
Các giấy tờ, tài liệu liên quan khác như: Bản sao Giấy phép đăng ký kinh doanh, các báo cáo tình hình về việc sử dụng lao động (đã được thông qua bởi các Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận/huyện nếu có).
Quy định về thời gian thành lập công đoàn
Chậm nhất sau sáu tháng tính từ ngày doanh nghiệp được thành lập và đi vào hoạt động. Các công đoàn địa phương, các công đoàn ngành hay các công đoàn khu công nghiệp, khu chế xuất sẽ phối hợp cùng doanh nghiệp phải thành lập tổ chức Công đoàn.
Việc này phải tuân theo đúng quy định của Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn và Điều lệ Công đoàn Việt Nam nhằm đại diện, bảo vệ quyền và đảm bảo các lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và tập thể lao động.
Sau thời gian quy định đã nêu ở trên. Nếu doanh nghiệp vẫn chưa thành lập tổ chức Công đoàn. Công đoàn cấp trên có quyền ra quyết định chỉ định Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời của doanh nghiệp hiện tại để đứng ra đại diện, bảo vệ quyền, bảo vệ các lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và tập thể lao động.
Quy trình, thủ tục thành lập đoàn cơ sở như thế nào?
Tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về quy trình thành lập công đoàn gồm những bước cụ thể như thế nào:
Bước 1: Thành lập Ban vận động
Điều kiện thành lập: Khi có từ ba người lao động trở lên đang công tác, làm việc tại cơ quan, tổ chức hay doanh nghiệp cần có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.
Quy trình thành lập: Người lao động tự tập hợp và thống nhất bầu Trưởng ban vận động.
Trách nhiệm của Ban vận động:
Tổ chức vận động tiến hành thành lập Công đoàn cơ sở.
Vận động người lao động tự nguyện gia nhập vào Công đoàn Việt Nam.
Đề nghị công đoàn cấp trên trực tiếp hướng dẫn tổ chức hội nghị thành lập Công đoàn.
Bước 2: Tổ chức hội nghị tiến hành thành lập đoàn cơ sở
Nội dung hội nghị:
Báo cáo các quá trình vận động của người lao động gia nhập công đoàn và tổ chức thành lập.
Báo cáo đầy đủ danh sách người lao động có đơn tự nguyện gia nhập công đoàn.
Tuyên bố tiến hành thành lập đoàn cơ sở.
Bầu Ban Chấp hành của Công đoàn cơ sở.
Thông qua chương trình và các hoạt động của Công đoàn cơ sở.
Quy trình bầu cử Ban Chấp hành tại hội nghị:
Thực hiện đúng theo nguyên tắc bỏ phiếu kín.
Người trúng cử phải có đủ số phiếu tán thành quá 1/2 số phiếu thu về.
Phiếu bầu cử phải có đầy đủ chữ ký của trưởng ban vận động ở góc trái, phía trên phiếu bầu.
Bước 3: Ra quyết định công nhận thành lập công đoàn
Hồ sơ đề nghị công nhận các đoàn viên, Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở: Trong thời hạn 15 ngày tính từ khi kết thúc hội nghị. Ban Chấp hành sẽ gửi hồ sơ đề nghị Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở quyết định công nhận, bao gồm:
Văn bản đề nghị công nhận các đoàn viên, Công đoàn cơ sở, Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở.
Danh sách các đoàn viên, kèm theo đơn gia nhập Công đoàn Việt Nam của người lao động.
Biên bản hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở.
Biên bản kiểm phiếu bầu Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở.
Công đoàn cấp trên sẽ trực tiếp ra quyết định công nhận: Trong thời hạn 15 ngày tính từ khi nhận được hồ sơ đề nghị của Ban Chấp hành. Công đoàn cấp trên sẽ trực tiếp thẩm định tính hợp pháp của quá trình thành lập.
Trường hợp đủ điều kiện: Ra quyết định công nhận đoàn viên, công nhận Công đoàn cơ sở, công nhận Ban Chấp hành.
Trường hợp không đủ điều kiện: Thông báo bằng văn bản tới Ban vận động thành lập Công đoàn.
Bài viết trên, Minh – MCC đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích liên quan đến hồ sơ xin phép thành lập công đoàn cơ sở, các điều kiện, quy trình thủ tục liên quan đến việc thành lập. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ nhé.