18/07/2024

Hồ sơ xin giấy chứng nhận quyền sử dụng mã vạch

Hồ sơ xin giấy chứng nhận quyền sử dụng mã vạch bao gồm những gì là câu hỏi đang được nhiều người gửi đến cho Minh – MCC. Do đó, hôm nay, chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết dưới đây giúp cá nhân, doanh nghiệp có thể chuẩn bị giấy tờ đầy đủ, xin giấy chứng nhận thuận tiện và dễ dàng.

Mã vạch sản phẩm là gì?

Mã vạch sản phẩm là gì?

Trong Thông tư 10/2020/TT-BKHCN đã quy định chi tiết ở khoản 1, 2 của Điều 3 như sau:

Mã số chính là một dãy số hoặc có thể là chữ được dùng để định danh cho các dịch vụ, sản phẩm, tổ chức, địa điểm hoặc cá nhân. Còn mã vạch được hiểu là phương thức lưu trữ, truyền tải các thông tin của mã số thông qua ký hiệu vạch tuyến tính (loại mã vạch một chiều), chip nhận dạng bằng tần số vô tuyến, tập hợp điểm và nhiều công nghệ nhận dạng tiên tiến khác.

Mã vạch sản phẩm sẽ gồm có 2 phần chính. Đó là:

– Mã số hàng hóa: Bao gồm một dãy số nhằm thể hiện nguồn gốc sản phẩm xuất xứ ở đâu thông qua việc quy ước của từng quốc gia.

– Mã vạch: Đây là tổ hợp các khoảng trắng, sắp xếp theo đúng thông số, quy luật. Khi dùng thiết bị chuyên dụng, chẳng hạn máy quét mã vạch mới có thể đọc được.

Như vậy, mã vạch sản phẩm đóng vai trò rất quan trọng, sản phẩm nào cũng phải có nhằm xác định nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, sản phẩm đó. Bên cạnh đó, mã vạch này sẽ đảm bảo tính pháp lý cho tổ chức, doanh nghiệp, hỗ trợ cho người dùng dễ dàng trong việc chọn lựa và sử dụng sản phẩm.

Theo quy định của pháp luật, việc đăng ký mã vạch sản phẩm là việc bắt buộc mà doanh nghiệp, các hộ kinh doanh cần phải làm. Nếu cá nhân, doanh nghiệp chưa làm, hãy chuẩn bị hồ sơ xin giấy chứng nhận quyền sử dụng mã vạch theo đúng yêu cầu.

Trách nhiệm của doanh nghiệp khi sử dụng mã vạch sản phẩm

Tùy vào từng trường hợp mà quy định trách nhiệm của doanh nghiệp khi dùng mã vạch sản phẩm khác nhau:

Trách nhiệm của doanh nghiệp khi sử dụng mã vạch sản phẩm

Trách nhiệm của doanh nghiệp theo chuẩn của tổ chức mã số và mã vạch quốc tế GS1

Tiến hành đăng ký mã vạch và mã số với cơ quan có thẩm quyền.

– Tạo, gắn mã vạch và mã số cho đối tượng nằm trong quyền sở hữu của doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.

– Chịu trách nhiệm đối với tính đơn nhất khi dùng trong buôn bán và cung cấp hàng hóa không đảm bảo được chất lượng mã vạch, mã số.

– Không được chuyển nhượng quyền dùng mã vạch, mã số cho đơn vị khác.

– Nộp phí khi đăng ký và dùng mã vạch, mã số.

– Không được sử dụng với mục đích sai lệch các thông tin mà đã đăng ký trước đó.

– Đăng ký mới hoặc là làm thủ tục xin cấp lại giấy chứng nhận về quyền sử dụng mã vạch, mã số.

– Khi không có nhu cầu sử dụng, doanh nghiệp cần thông báo, nộp lại giấy chứng nhận này cho cơ quan có thẩm quyền.

Trách nhiệm của doanh nghiệp không theo chuẩn của tổ chức mã số và mã vạch quốc tế GS1

Cần tuân thủ quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật về loại mã vạch, mã số đang dùng.

Có các biện pháp về cảnh báo cũng như chỉ dẫn phân biệt hay loại bỏ các mã vạch, mã số trước đó khi tiến hành đưa ra thị trường.

Đảm bảo mã vạch, mã số được dùng không trùng lặp hay gây nhầm lẫn với những mã số khác khi đưa ra thị trường.

Trách nhiệm của doanh nghiệp phân phối, buôn bán và lưu thông sản phẩm

Cần kiểm soát và kiểm tra về chất lượng, tính hợp lệ của mã vạch, mã số trên sản phẩm khi đưa vào quá trình lưu thông, cung cấp.

Không lưu thông và phân phối hàng hóa, sản phẩm hay đối tượng dùng mã số, mã vạch sai.

Trách nhiệm của doanh nghiệp phát triển, cung cấp giải pháp, dịch vụ, ứng dụng

Cần đảm bảo việc dùng nguồn dữ liệu đối tượng dùng mã số và mã vạch đúng và phù hợp.

Không được đưa ra các thông tin sai lệch về chủ sở hữu hay đối tượng sử dụng mã vạch, mã số.

Hồ sơ xin giấy chứng nhận quyền sử dụng mã vạch

Hồ sơ xin giấy chứng nhận quyền sử dụng mã vạch

Thủ tục và giấy tờ cần chuẩn bị khi xin giấy chứng nhận quyền sử dụng mã vạch đã được nhắc đến trong điều 19c thuộc Nghị định 74/2018/NĐ-CP.

Các giấy tờ cần chuẩn bị như sau:

– Đơn đăng ký về quyền sử dụng mã vạch theo mẫu.

– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hay quyết định thành lập doanh nghiệp.

Lưu ý: Cá nhân, tổ chức có nhu cầu làm mã vạch, mã số sẽ phải nộp trực tiếp hoặc có thể gửi qua đường bưu tiện bộ hồ sơ tương ứng đến cơ quan có thẩm quyền. Đối với việc nộp trực tiếp, cần chuẩn bị bản chính để cơ quan đối chiếu. Còn với trường hợp gửi hồ sơ xin giấy chứng nhận quyền sử dụng mã vạch qua bưu điện thì cần nộp thêm bản sao đã có dấu chứng thực.

Thủ tục xin giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch

Thủ tục đăng ký lần đầu làm mã vạch cho sản phẩm như sau:

Bước 1: Chuẩn bị các giấy tờ đầy đủ theo gợi ý ở trên.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại GS1 (viết tắt của cơ quan trung tâm mã số, mã vạch quốc gia của Việt Nam) thông qua đường bưu điện hoặc đến trực tiếp.

Bước 3: Sau khoảng 20 ngày nhận được hồ sơ xin giấy chứng nhận quyền sử dụng mã vạch, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét. Nếu đầy đủ giấy tờ và đáp ứng đủ điều kiện sẽ được cơ quan cấp giấy chứng nhận. Ngược lại, cơ quan sẽ thông báo lý do không cấp để bạn sửa lại, bổ sung hoàn chỉnh.

Lưu ý: Thời hạn sử dụng giấy chứng nhận này chỉ được 3 năm. Sau 3 năm, doanh nghiệp cần xin cấp lại.

Hồ sơ xin giấy chứng nhận quyền sử dụng mã vạch và trách nhiệm của công ty với mã số mã vạch đó đã được chúng tôi chia sẻ chi tiết trên đây. Hy vọng quý khách đã có thông tin hữu ích nhất. Quý khách cần làm đúng quy định của pháp luật để được giải quyết, cấp phép nhanh chóng. Nếu cần tư vấn hãy liên hệ 0916 53 59 56 để được hỗ trợ tốt nhất.