Hồ Sơ Thành Lập Địa Điểm Kinh Doanh Gồm Những Gì?
Mở một địa điểm kinh doanh bao gồm các thủ tục pháp lý khác nhau mà chủ kinh doanh cần phải tuân theo. Các hồ sơ thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh này nếu được thực hiện theo đúng trình tự sẽ giúp công ty nhanh chóng được cấp giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh.
Vậy hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh gồm những gì, thủ tục như thế nào? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.
>> Có thể bạn quan tâm: 10 LÝ DO NÊN SỬ DỤNG DỊCH VỤ CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH
Các loại hồ sơ giấy tờ cần chuẩn bị để lập địa điểm kinh doanh công ty
- Thông báo lập địa điểm kinh doanh: Theo mẫu quy định tại Thông tư 20/2015/TT – BKHĐT
Nội dung thông báo lập địa điểm kinh doanh gồm:
- Mã số doanh nghiệp;
- Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc tên và địa chỉ chi nhánh ( trong trường hợp địa điểm kinh doanh được đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi chi nhánh đặt trụ sở);
- Tên địa điểm kinh doanh;
- Địa chỉ của địa điểm kinh doanh;
- Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh;
- Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc của người đứng đầu chi nhánh đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.
Lưu ý: Địa chỉ đăng ký địa điểm kinh doanh không được là nhà tập thể, nhà chung cư. Nếu là nhà riêng thì cần cung cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ, sổ hồng). Ngoài ra, trường hợp công ty thuê địa điểm đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh thì tốt nhất nên yêu cầu bên cho thuê cung cấp các văn bản chứng minh địa điểm không thuộc nhà chung cư, nhà tập thể.
- Quyết định thành lập địa điểm kinh doanh công ty
- Văn bản ủy quyền cho người thực hiện thủ tục lập địa điểm kinh doanh
- Bản sao chứng thực CMND/Căn cước/Hộ chiếu của người nộp hồ sơ
Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh
Bước 1: Chuẩn bị thông tin thành lập địa điểm kinh doanh
Doanh nghiệp cần chuẩn bị thông tin cho việc thành lập địa điểm kinh doanh bao gồm:
- Thông tin địa chỉ địa điểm kinh doanh
- Người đứng đầu địa điểm kinh doanh…
Bước 2: Soạn thảo hồ sơ thành lập địa điểm theo quy định
Hồ sơ là tài liệu quan trọng và là căn cứ để cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận thành lập địa điểm cho doanh nghiệp. Về chi tiết hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh gồm những gì đã được trình bày ở trên.
Bước 3: Nộp hồ sơ đến phòng đăng ký kinh doanh
Sau khi chuẩn bị xong các hồ sơ giấy tờ kể trên, doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ bằng hình thức online (trực tuyến) qua cổng thông tin quốc gia: https://dangkykinhdoanh.gov.vn. Hình thức được khá nhiều doanh nghiệp lựa chọn bởi giúp tiết kiệm thời gian và không phải di chuyển nhiều.
Bước 4: Thẩm định hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh công ty
Hồ sơ sau khi được nộp sẽ được sở kế hoạch đầu tư xem xét tính hợp pháp để tiến hành cấp giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh hoặc yêu cầu doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).
Bước 5: Cấp giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh công ty
Sau khi thẩm định và xác nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, sở kế hoạch đầu tư sẽ tiến hành cập giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp và đăng thông tin thông tin địa điểm trên cơ sở dữ liệu.
Dịch vụ thành lập địa điểm kinh doanh tại ketoandongnai.com.vn
Nếu bạn có nhu cầu thành lập địa điểm kinh doanh, hãy liên hệ với ketoandongnai để được tư vấn nhanh chóng. Chúng tôi có đội ngũ chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này nên việc chuẩn bị hồ sơ đảm bảo nhanh chóng, chính xác, giúp khả năng đăng ký địa điểm kinh doanh thành công cao, tiết kiệm thời gian, công sức.
Dịch vụ của chúng tôi sẽ giúp khách hàng:
- Tư vấn hồ sơ thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh.
- Hướng dẫn soạn thảo thành lập địa điểm kinh doanh theo đúng quy định.
- Nhận ủy quyền thay khách hàng làm thủ tục đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh.
Qua bài viết trên đây bạn đã biết hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh gồm những gì và thủ tục như thế nào. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn ủy thác làm đăng ký địa điểm kinh doanh cho công ty mình thì hãy liên hệ với công ty chúng tôi qua hotline 0918.535956 để để tư vấn hỗ trợ tận tình.