29/02/2024

Những lợi ích của đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI

FDI mang lại những lợi ích gì cho đời sống, kinh tế xã hội? Nếu như bạn đang quan tâm đến đặc điểm của FDI đặc biệt là những lợi ích của đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI mang lại cho sự phát triển kinh tế xã hội tại Việt Nam hiện nay. Hãy cùng Công ty TNHH Minh KPMG Việt Nam giải đáp chi tiết ngay phía dưới đây!

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là gì?

Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI (Foreign Direct Investment) đề cập đến việc một tổ chức hoặc cá nhân từ một quốc gia đầu tư tiền, tài sản hoặc nguồn lực khác vào một quốc gia khác.

Các hình thức đầu tư FDI phổ biến hiện nay gồm có:

  • Mua cổ phần hoặc cổ phiếu: Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần hoặc cổ phiếu của một doanh nghiệp trong quốc gia đích và trở thành một cổ đông của công ty đó.
  • Mua tài sản: Nhà đầu tư nước ngoài mua tài sản của doanh nghiệp tại quốc gia đích như máy móc, nhà xưởng… hoặc tài sản khác.
  • Thành lập công ty con hoặc chi nhánh: Nhà đầu tư nước ngoại thành lập công ty con hoặc chi nhánh ở quốc gia đích để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh.
  • Hợp tác kinh doanh: Nhà đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp quốc gia đích hình thành một liên doanh hoặc hợp tác để cùng thực hiện dự án kinh doanh.

lợi ích của đầu tư trực tiếp nước ngoài

Những lợi ích của đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI

Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài mang đến nhiều lợi ích cho cả nước đầu tư và nước nhận đầu tư.

Những lợi ích đối với nước nhận đầu tư

Thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội

FDI giúp tăng cường nguồn vốn đầu tư, cải thiên công nghệ, tạo việc làm và thúc đẩy xuất khẩu mang lại những đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế của một quốc gia. Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài còn giúp mở rộng quy mô hoạt động của các doanh nghiệp trong nước và nâng cao năng lực cạnh tranh. Từ đó có thể làm tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế xã hội.

Tạo việc làm cho người dân

Các doanh nghiệp FDI thường có quy mô hoạt động lớn và có nhu cầu sử dụng lực lượng lao động để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi doanh nghiệp FDI đầu tư vào một quốc gia mới, họ sẽ tiến hành xây dựng nhà máy, văn phòng, nhà kho và các cơ sở hạ tầng khác nhau để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Điều này sẽ tạo ra nhu cầu lao động lớn để thực hiện các công việc này.

Tạo ra nguồn thuế trực tiếp

FDI thường phải trả thuế trực tiếp cho chính phủ, bao gồm thuế thu nhập, thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế khác. Các nguồn thuế này đóng góp vào nguồn thuế của quốc gia nhận đầu tư.

Phát triển nguồn nhân lực

Doanh nghiệp FDI thường đưa vào quốc gia nhận đầu tư các công nghệ hiện đại và phương pháp quản lý tiên tiến để cải thiện năng lực sản xuất và cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước. Điều này cũng tạo cơ hội để người lao động trong nước học hỏi và tiếp cận với công nghệ, phương pháp quản lý, làm việc mới để phát triển nguôn nhân lực chất lượng cao.

Chuyển giao tài nguyên

Thêm một lợi ích của đầu tư trực tiếp nước ngoài đó là, các doanh nghiệp FDI có thể chuyển giao công nghệ, kỹ thuật, quy trình sản xuất và các tài nguyên khác từ quốc gia đầu tư. Điều này giúp cho các quốc gia nhận đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo ra các sản phẩm, dịch vụ giá trị cao hơn.

Thông qua việc chuyển giao tiếp nhận tài nguyên các quốc gia nhận đầu tư có thể học hỏi, áp dụng các công nghệ, phương pháp quản lý hiện đại, nâng cao hiệu suất công việc.

Tăng thu nhập của một quốc gia

FDI còn góp phần gia tăng thu nhập của nước thu hút đầu tư. Với cơ hội việc làm nhiều hơn, mức lương cao hơn, thu nhập quốc gia tăng, điều này góp phần lớn vào việc thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế.

Những lợi ích đối với nước đầu tư

Việc đầu tư vào các dự án nước ngoài giúp các nước đầu tư nhận được những lợi ích như:

Lợi nhuận

Mục đích chính của hầu hết các dự án đầu tư quốc tế đó chính là lợi nhuận. Khi cung cấp một giải pháp đầu tư quốc tế, khả năng thu lại lợi nhuận của nhà đầu tư là rất cao, điều này giúp phát triển kinh tế của nước sở tại.

Mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh

Các nước đầu tư có thể tận dụng ưu thế tài nguyên và địa hình từ nước tiếp nhận vốn đầu tư để mở  rộng quy mô sản xuất, nâng cao sản lượng xuất khẩu. Từ đó giúp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh thậm chí đến càng nhiều quốc gia, khu vực hơn.

Khẳng định vị thế

Hoạt động đầu tư quốc tế thành công sẽ nâng cao uy tín và thương hiệu của đơn vị đầu tư. Nhờ đó doanh nghiệp không ngừng khẳng định vị thế, thương hiệu và tất nhiên là ngày càng phát triển và đem lại những lợi ích kinh tế lâu dài.

Những tác động tiêu cực của FDI

Bên cạnh những lợi ích của đầu tư trực tiếp từ nước ngoài thì hình thức này cũng mang lại nhiều khó khăn, thách thức và tác động tiêu cực như:

Đối với nước đầu tư

  • Tốn kém chi phí bước đầu: Các quốc gia đầu tư tốn kém một khoản chi phí ban đầu rất lớn để thực hiện hoạt động chuyển giao công nghệ, xây dựng cơ sở hạ tầng…
  • Khả năng bị sao chép mô hình: Việc áp dụng công khai cơ sở máy móc, trang thiết bị và kỹ thuật sản xuất tại nước đầu tư dễ dàng bị đánh cắp hoặc sao chép ý tưởng.

Đối với nước tiếp nhận đầu tư

  • Sức ép cho các doanh nghiệp trong nước: Sự tiến bộ trong hoạt động của các doanh nghiệp nhận đầu tư sẽ nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, làm giảm thị phần của doanh nghiệp trong nước, tạo nên sức ép lớn đối với doanh nghiệp quốc nội.
  • Bất bình đẳng thu nhập: Có sự chênh lệch trong việc trả lương cho nhân viên trong nước và nhân viên của công ty nước sở tại, dẫn đến làm gia tăng bất bình đẳng trong thu nhập.
  • Thiếu an toàn cho người lao động: Dòng vốn chạy vào lớn có thể gây ra chuyển dịch lao động dẫn đến thất nghiệp và thiếu việc làm…
  • Tiềm ẩn khả năng gây ô nhiễm: Là nơi trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm, xử lý xả thải nên nếu quy định về bảo vệ môi trường không chặt chẽ sẽ kéo theo hàng loạt các vấn đề về môi trường.
  • Suy yếu chủ quyền quốc gia: Quyền lực của một số nhà đầu tư quá lớn có thể thống trị cả chủ quyền quốc gia, sẽ làm gia tăng tham nhũng tại một số chính trị gia.

Trên đây Công ty TNHH Minh KPMG đã giúp bạn giải đáp chi tiết hơn về những lợi ích của đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tất nhiên bên cạnh lợi ích thì việc đầu tư FDI cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, khó khăn và thách thức đối với cả nước đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư, tuy nhiên những lợi ích và cơ hội mà FDI đem lại là vô cùng lớn.

Vậy nên nhà nước luôn có các chính sách hấp dẫn để thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài.

Xem thêm: Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hiện nay!