25/11/2022

Hợp đồng điện tử là gì?

Hợp đồng điện tử ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Bởi trong thời đại phát triển của khoa học công nghệ, việc ký kết hợp đồng trở nên nhanh chóng và thuận tiện hơn. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ hợp đồng dạng điện tử là gì, cách thực hiện và giá trị pháp lý cũng như những quy định về loại hình hợp đồng này. 

Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử?

Việc thực hiện hợp đồng dưới dạng điện tử ngày càng trở nên phổ biến

Việc thực hiện hợp đồng dưới dạng điện tử ngày càng trở nên phổ biến

Hợp đồng điện tử được tạo ra dưới dạng thông tin; được gửi, nhận và lưu trữ bằng các phương tiện điện tử. Các phương tiện đó hoạt động dựa trên công nghệ, kỹ thuật số, từ tính, quang học, truyền dẫn không dây hoặc các công nghệ tương tự. Giao kết hợp đồng theo dạng điện tử chính là sử dụng thông điệp dữ liệu đã thiết lập để tiến hành một phần hoặc toàn bộ điều khoản, giao dịch trong quá trình ký kết hợp đồng.

Hợp đồng điện tử hiện nay đã được pháp luật thừa nhận và có giá trị pháp lý tương đương hợp đồng truyền thống. Cụ thể theo Điều 34 Luật Giao dịch điện tử, không thể phủ nhận giá trị của hợp đồng dưới dạng điện tử chỉ vì thể hiện dưới dạng dữ liệu, thông điệp. Điều 14 của Luật này cũng quy định rõ: Thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị làm chứng cứ. Giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu được xác định dựa vào độ tin cậy của cách khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi; cách đảm bảo và duy trì thông điệp dữ liệu toàn vẹn; xác định người khởi tạo và các yếu tố khác.

Như vậy, pháp luật ghi nhận nếu một trong hai bên vi phạm điều khoản hoặc không thực hiện theo hợp đồng hoàn toàn có thể sử dụng hợp đồng điện tử làm chứng cứ. Tuy nhiên phải đảm bảo rằng:

– Nội dung của hợp đồng đảm bảo toàn vẹn từ khi khởi tạo lần đầu tiên dưới dạng dữ liệu thông điệp hoàn chỉnh. Nghĩa là chúng chưa bị thay đổi, trừ những thay đổi về hình thức trong quá trình khởi tạo, gửi và lưu trữ.

– Nội dung của hợp đồng chỉ có thể truy cập mở được, đọc được và xem được bằng phương pháp mã hoá nhằm đảm bảo độ tin cậy mà các bên đã thoả thuận.

Cách thức chứng thực hợp đồng điện tử gồm những bước nào?

Chứng thực hợp đồng giúp đảm bảo giá trị pháp lý 

Chứng thực hợp đồng giúp đảm bảo giá trị pháp lý

Trong quá trình giao kết hợp đồng dạng điện tử, các chủ thể thường không gặp nhau trực tiếp để đàm phán. Vậy làm sao để có thể xác nhận đó là chủ thể đã giao kết hợp đồng mà không hề có sự gian dối. Vì lý do đó, pháp luật đã đưa ra quy định về hoạt động chứng thực tại Khoản 15 Điều 3 của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP: Dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử được thực hiện bởi bên thứ ba nhằm lưu trữ, bảo đảm tính toàn vẹn của dữ liệu thông điệp do các bên khởi tạo và giao kết.

Dịch vụ chứng thực hợp đồng do thương nhân, tổ chức đủ điều kiện được cấp phép có thời hạn. Các thương nhân, tổ chức này có trách nhiệm về tính bảo mật, cung cấp tài liệu hỗ trợ cơ quan nhà nước điều tra các hành vi, hoạt động vi phạm pháp luật liên quan đến chứng từ điện tử và báo cáo Bộ Công Thương về tình hình dịch vụ chứng thực mỗi năm trước ngày 15/1. Để nắm rõ các bước chứng thực hợp đồng dưới dạng điện tử, bạn có thể liên hệ đơn vị tư vấn hoặc các thương nhân, tổ chức được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực này.

Các loại hợp đồng điện tử hiện hành

Các bên cần xác định chính xác loại hợp đồng trước khi giao kết

Các bên cần xác định chính xác loại hợp đồng trước khi giao kết

Hiện nay có ba loại hợp đồng dạng điện tử được lưu hành phổ biến bao gồm:

Hợp đồng lao động

Là hợp đồng được ký kết giữa người lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện, tiền lương và trách nhiệm của mỗi bên… Thông tin của hợp đồng được lưu trữ dưới dạng điện tử và thường bao gồm những loại hình dưới đây:

– Hợp đồng xác định thời hạn

– Hợp đồng không thời hạn

– Hợp đồng mùa vụ hoặc công việc nhất định

Hợp đồng kinh tế/thương mại 

Hợp đồng được ký kết giữa các bên tham gia mua bán, hoạt động kinh tế. Các thông tin trên hợp đồng cần tuân theo điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật quy định bởi pháp luật. Mục đích chính của loại hợp đồng này chính là lợi nhuận và đối tượng là dịch vụ hoặc hàng hoá.

Hợp đồng dân sự

Hợp đồng dùng để thoả thuận giữa các bên tham gia về việc xác lập, thay đổi hay chấm dứt nghĩa vụ dân sự theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh 3 loại hình phổ biến nêu trên, doanh nghiệp và cá nhân cũng cần nắm rõ các lĩnh vực không được áp dụng hợp đồng dưới dạng điện tử bao gồm: chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hay bất động sản, văn bản thừa kế, đăng ký kết hôn, ly hôn, giấy khai sinh, khai tử…

Chính phủ quy định về hợp đồng điện tử theo điều luật nào?

Một hợp đồng có giá trị pháp lý chỉ khi tuân theo các quy định của pháp luật

Một hợp đồng có giá trị pháp lý chỉ khi tuân theo các quy định của pháp luật

Để có thể tham gia đàm phán, ký kết và sử dụng hợp đồng dạng điện tử, các bên tham gia phải tuân thủ theo Luật hợp đồng điện tử được quy định tại Luật giao dịch điện tử 2005. Tại đây quy định rất rõ 3 nguyên tắc thực hiện và giao kết hợp đồng, cụ thể như sau:

– Các bên tham gia được thỏa thuận sử dụng phương tiện điện tử trong quá trình giao kết, thực hiện hợp đồng.

– Việc giao kết, thực hiện hợp đồng phải tuân theo các quy định của Luật này và những điều luật liên quan.

– Các bên tham gia có quyền thỏa thuận về kỹ thuật, chứng thực hoặc các điều kiện nhằm đảm bảo tính toàn vẹn, bảo mật liên quan đến hợp đồng.

Bên cạnh đó Luật giao dịch điện tử 2005 cũng như quy định về thời điểm, địa điểm gửi và nhận thông điệp dữ liệu. Các bên tham gia cần nắm rõ nhằm tránh những sai sót không đáng có.

Trên đây là một số thông tin hữu ích về hợp đồng dạng điện tử cùng các điều kiện liên quan. Để chủ động trong quá trình thực hiện và giao kết hợp đồng, doanh nghiệp và cá nhân có thể tìm đến các đơn vị uy tín trong lĩnh vực này như Kế Toán Minh Minh. Mọi thắc mắc về hợp đồng điện tử vui lòng trao đổi trực tiếp qua hotline 0973.53.59.56, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ quý khách.

Xem thêm: