03/12/2022

Giấy phép kinh doanh ngành gỗ

Giấy phép kinh doanh ngành gỗ là bắt buộc phải có đối với bất kỳ doanh nghiệp, cá nhân nào đang có dự định kinh doanh lĩnh vực này. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ các thủ tục và điều kiện để có được giấy phép một cách hợp lệ, nhanh chóng. 

1/ Điều kiện để kinh doanh ngành gỗ

Giấy phép kinh doanh ngành gỗ

Giấy phép kinh doanh là hồ sơ quan trọng đối với bất kỳ lĩnh vực nào kể cả ngành gỗ

Khác với những ngành nghề khác, kinh doanh, sản xuất đồ gỗ được xem là ngành nghề đặc biệt. Do đó muốn lấy được giấy phép kinh doanh ngành gỗ, cơ sở của bạn phải đáp ứng những điều kiện dưới đây:

– Được thành lập hợp pháp

– Có phân xưởng, cơ sở lớn để chứa gỗ

– Nếu cơ sở trực tiếp khai thác phải có giấy phép của đơn vị kiểm lâm

Trong đó, điều kiện đầu tiên để kinh doanh ngành gỗ hợp pháp đó là chủ cơ sở phải có giấy phép kinh doanh. Đây là loại giấy tờ cho phép tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh khi họ đáp ứng đầy đủ các điều kiện, yêu cầu theo quy định của pháp luật. Đây cũng là thủ tục để nhà nước quản lý hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Chỉ khi nào cá nhân, tổ chức hoàn thành thủ tục xin giấy phép kinh doanh ngành gỗ thì mới được xem là hoạt động hợp pháp. 

Trong trường hợp bạn muốn mở một xưởng nhỏ sản xuất các sản phẩm đồ gỗ như giường, tủ, cửa… hoặc một xưởng gỗ nhỏ nhưng không trực tiếp khai thác gỗ, bạn có thể xin giấy phép hoạt động kinh doanh như các mặt hàng khác. Tuy nhiên nếu cơ sở của bạn trực tiếp khai thác gỗ và sản xuất từ nguyên liệu này thì giấy phép kinh doanh ngành gỗ là vô cùng cần thiết. Tuỳ theo quy mô của cơ sở kinh doanh mà bạn có thể lựa chọn loại hình phù hợp như hộ kinh doanh cá thể hoặc công ty. 

2/ Các giấy phép kinh doanh ngành gỗ

Giấy phép kinh doanh ngành gỗ 3

Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh còn phụ thuộc vào mô hình mà bạn lựa chọn

Giấy phép hộ kinh doanh

Để đăng ký mô hình hộ kinh doanh ngành gỗ, chủ cơ sở cần chuẩn bị các thủ tục dưới đây:

 – Bản sao căn cước công dân có công chứng của chủ hộ hoặc chủ cửa hàng kinh doanh;

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng hoặc hợp đồng thuê đất, cửa hàng;

– Giấy đề nghị cơ quan thẩm quyền cấp phép đăng ký hộ kinh doanh cho phép mở cửa hàng theo quy định.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và thủ tục, chủ hộ kinh doanh chỉ cần mang đến nộp tại Uỷ ban nhân dân cấp quận/huyện theo địa chỉ đặt cửa hàng. Nếu hồ sơ hợp lệ, giấy phép kinh doanh sẽ được cấp trong thời gian khoảng 5 ngày.

Giấy phép thành lập doanh nghiệp

Giấy phép kinh doanh ngành gỗ 2

Doanh nghiệp kinh doanh đồ gỗ yêu cầu hồ sơ phức tạp hơn mô hình hộ gia đình.

Đối với những chủ cơ sở có ý định đăng ký giấy phép kinh doanh ngành gỗ mô hình doanh nghiệp cần chuẩn bị những thủ tục dưới đây:

– Danh sách cổ đông/thành viên của công ty 

– Bản sao căn cước công dân có công chứng hoặc quyết định thành lập công ty, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp…

– Điều lệ của công ty

– Giấy đề nghị cấp phép đăng ký doanh nghiệp

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, chủ doanh nghiệp cần nộp lên Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư của tỉnh/thành phố – nơi đặt địa chỉ công ty. Trong khoảng thời gian 3 – 5 ngày sau, doanh nghiệp sẽ được cấp giấy phép thành lập công ty kinh doanh ngành gỗ. Trong trường hợp hồ sơ thiếu sót hoặc không hợp lệ, thời gian chờ đợi có thể lâu hơn và Sở kế hoạch và đầu tư sẽ có văn bản trả lời về lý do cụ thể.

Giấy phép phòng cháy chữa cháy

Giấy phép kinh doanh ngành gỗ 4

Đối với các xưởng sản xuất gỗ lớn yêu cầu phải có giấy phép phòng cháy chữa cháy​​

Vì là ngành nghề đặc biệt nên bên cạnh giấy phép kinh doanh ngành gỗ, hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp cần được cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy. Đặc biệt nếu mô hình hoạt động của bạn dưới dạng xưởng sản xuất. Trên thực tế có nhiều vụ hoả hoạn xảy ra tại các cơ sở sản xuất như xưởng gỗ, xưởng gia công… Do đó pháp luật đưa ra những quy định nghiêm ngặt về giấy phép phòng cháy chữa cháy đổi với những cơ sở này. Cụ thể nếu bạn đang muốn mở một xưởng sản xuất, gia công đồ gỗ giấy phép kinh doanh ngành gỗ thì được xem là hạng C trong nguy hiểm cháy nổ. Nếu cơ sở có khối tích từ 1000m3 trở lên sẽ do cơ quan cảnh sát phòng chát chữa cháy thẩm duyệt thiết kế và phải đáp ứng các điều kiện tại Điều 13 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP như sau:

– Đảm bảo khoảng cách an toàn về phòng cháy, chữa cháy giữa địa điểm xây dựng nhà xưởng với các công trình xung quanh.

– Nhà xưởng có bậc chịu lửa phù hợp với quy mô và tính chất hoạt động. Đồng thời có những giải pháp đảm bảo ngăn chặn và chống cháy lan giữa các hạng mục trong nhà xưởng và với các khu vực xung quanh.

– Thiết bị chiếu sáng, các chỉ dẫn và lối thoát hiểm, thông gió để hút khói, phương tiện cứu người phải được trang bị đầy đủ và đảm bảo việc thoát hiểm nhanh chóng, an toàn.

– Công nghệ, dây chuyền sản xuất, hệ thống điện, chống nố, chống sét, tĩnh điện cũng như việc bố trí thiết bị, vật tư của nhà xưởng phải đảm bảo yêu cầu an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

– Có bãi đỗ và hệ thống giao thông phục vụ phương tiện chữa cháy cơ giới.

– Hệ thống và phương tiện báo cháy, chữa cháy phải đảm bảo về số lượng, các thông số kỹ thuật và vị trí lắp đặt phù hợp với tính chất, quy mô của nhà xưởng.

– Trong thiết kế dự án nhà xưởng phải dự toán về kinh phí các hạng mục phòng cháy và chữa cháy.

Tổng kết

Trên đây là những thông tin hữu ích về thủ tục xin để hoạt động kinh doanh ngành gỗ. Quý khách cần tư vấn về hồ sơ, thủ tục theo đúng quy định của pháp luật có thể tìm đến các đơn vị tư vấn, hỗ trợ uy tín như Kế toán Minh Minh. Nếu quý khách vẫn còn băn khoăn về giấy phép kinh doanh ngành gỗ, hãy liên hệ ngay Kế toán Minh Minh thông qua tổng đài tư vấn để được giải đáp thắc mắc trong từng trường hợp cụ thể.