Những điều cần biết về thủ tục thành lập hợp tác xã
Hợp tác xã từng được biết đến là một mô hình tổ chức kinh tế phổ biến tại Việt Nam. Cho đến nay hợp tác xã vẫn tồn tại và phát triển theo hướng hiện đại với sự mở rộng đa ngành nghề. Nhưng không phải đơn vị nào cũng nắm chắc các thủ tục thành lập hợp tác xã theo quy định. Thực tế cho thấy thành lập hợp tác xã phải trải qua nhiều khâu bước khá phức tạp.
Thủ tục thành lập hợp tác xã bao gồm những gì?
Tiến hành thủ tục thành lập hợp tác xã được căn cứ cụ thể theo quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012. Theo đó, thành lập hợp tác xã phải trải qua thủ tục bao gồm 5 bước cơ bản.
Bước 1: Xác định nhu cầu hợp tác
Thủ tục thành lập hợp tác xã cần đảm bảo theo đúng quy định pháp luật
Muốn thành lập hợp tác xã trước tiên phải xác định rõ những yếu tố quan trọng để hợp tác xã có thể được cấu thành và vận hành. Trong đó, có 3 yếu tố hàng đầu cần có sự xác định rõ ràng gồm: lĩnh vực cần hợp tác, điều kiện sản xuất kinh doanh, các thuận lợi và khó khăn khi tiến hành hợp tác.
Bước 2: Sáng lập và vận động hợp tác
Ở bước này, công việc quan trọng hàng đầu đó chính là cần tìm ra sáng lập viên của hợp tác xã. Đây là người có vai trò hết sức quan trọng đối với sự thành lập của hợp tác xã. Đối tượng sáng lập có thể là cá nhân, gia đình hoặc tư cách pháp nhân có vai trò khởi xướng hợp tác xã.
Sau khi đã có sáng lập viên, cũng sẽ là người trực tiếp báo cáo với chính quyền địa phương cấp xã về việc thành lập hợp tác xã ở các mặt nội dung: địa điểm trụ sở, phương thức sản xuất, hình thức kinh doanh, kế hoạch hoạt động của hợp tác xã.
Tiếp theo việc báo cáo, sáng lập viên cần thực hiện quá trình vận động các cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu tham gia hợp tác xã. Đây đồng thời cũng là quá trình xây dựng lực lượng cho hợp tác xã.
Bước 3: Xây dựng các nội dung hoạt động
Đây là bước đặc biệt quan trọng đối với sự vận hành hợp tác xã về lâu về dài. Quá trình xây dựng nội dung hoạt động của hợp tác xã bao gồm nhiều công việc, nhiệm vụ khác nhau.
Đó là các công việc quan trọng như: xây dựng dự thảo điều lệ hợp tác xã, xây dựng dự thảo phương hướng sản xuất kinh doanh, lập danh sách người tham gia, lấy ý kiến các dự thảo, thành lập cơ cấu tổ chức, chuẩn bị báo cáo tuyên truyền, v.v.
Bước 4: Tổ chức hội nghị thành lập hợp tác xã
Sáng lập viên sẽ tiến hành tổ chức hội nghị thành lập hợp tác xã. Hội nghị có sự tham gia của toàn bộ thành phần trong hợp tác xã cũng như đại diện các đơn vị, cơ quan chức năng có thẩm quyền tại địa phương, cấp trên.
Cần tổ chức hội nghị thành lập hợp tác xã trước khi chuẩn bị hồ sơ đăng ký
Tại hội nghị thành lập hợp tác xã sẽ triển khai các nội dung chính như sau: thông qua dự thảo điều lệ hợp tác xã, thông qua dự thảo phương án sản xuất kinh doanh, thông quan danh sách thành viên, kiện toàn cơ cấu tổ chức và thông qua nghị quyết hội nghị thành lập hợp tác xã.
Bước 5: Đăng ký thành lập hợp tác xã
Trước khi tiến hành hoàn thành thủ tục thành lập hợp tác xã ở bước đăng ký cần phải chuẩn bị 1 bộ hồ sơ đăng ký thành lập hợp tác xã theo đúng quy định. Cụ thể, hồ sơ thành lập hợp tác xã phải đảm bảo đầy đủ các loại giấy tờ sau: giấy đề nghị thành lập hợp tác xã, điều lệ hợp tác xã, phương án sản xuất kinh doanh, danh sách thành viên, danh sách cơ cấu tổ chức, nghị quyết hội nghị thành lập hợp tác xã.
Khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, đại diện hợp tác xã sẽ tiến hành nộp hồ sơ đến cơ quan chức năng có thẩm quyền để xét duyệt đăng ký thành lập hợp tác xã. Thông thường hồ sơ sẽ nộp tại Phòng Tài chính – Kế hoạch của UBND huyện nơi đặt trụ sở của hợp tác xã. Sau đó, hồ sơ sẽ được tiếp nhận, xử lý và trả kết quả trong vòng 5 ngày.
Để được cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã cần đáp ứng được các điều kiện cụ thể như có hồ sơ đúng mẫu, ngành nghề không thuộc danh mục cấm, tên hợp tác xã đúng quy định, hợp tác xã có trụ sở chính. Khi đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký, hợp tác xã đã có tư cách pháp nhân và có quyền hoạt động theo các điều khoản đã đăng ký.
Các loại hình hợp tác xã phổ biến
Hiện nay có rất nhiều loại hình hợp tác xã khác nhau có thể lựa chọn để tiến hành các thủ tục thành lập hợp tác xã. Mỗi loại hình hợp tác xã lại có những đặc điểm riêng khác, phù hợp với từng tình hình thực tiễn khác nhau.
– Hợp tác xã vận tải
Loại hình hợp tác xã phổ biến trước tiên phải kể đến hợp tác xã vận tải. Đây là loại hình hợp tác xã trong lĩnh vực giao thông vận tải. Tham gia vào hợp tác xã vận tải thường bao gồm doanh nghiệp cũng như các chủ xe kinh doanh nhỏ lẻ dịch vụ di chuyển, vận tải bằng xe ô tô.
Hợp tác xã vận tải hoạt động trong lĩnh vực giao thông vận tải
Loại hình hợp tác xã vận tải ngày càng trở nên phổ biến hiện nay. Bởi lẽ, tham gia vào hợp tác xã vận tải có nhiều lợi ích cụ thể như: dễ dàng làm giấy tờ kinh doanh vận tải, thuận tiện quản lý giấy tờ sổ sách dịch vụ vận tải, hiệu của kinh doanh vận tải được nâng cao đáng kể, v.v.
– Hợp tác xã nông nghiệp
Trong số những loại hình hợp tác xã phổ biến hiện nay không thể thiếu hợp tác xã nông nghiệp, thậm chí có thể coi là loại hình hợp tác xã phổ biến bậc nhất hiện nay. Đây là loại hình hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp với nhiều đặc thù nổi bật.
Hợp tác xã nông nghiệp hoạt động sản xuất nông nghiệp và tiêu thụ nông sản
Hợp tác xã nông nghiệp được lập ra với mục đích chính là nâng cao chất lượng hoạt động sản xuất nông nghiệp và đẩy mạnh hiệu quả tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Mặt khác, hợp tác xã loại này còn tạo ra việc làm ổn định cho người nông dân tại nhiều địa phương.
– Hợp tác xã dịch vụ
Một loại hình hợp tác xã cũng khá phổ biến hiện nay, đó chính là hợp tác xã dịch vụ. Loại hình hợp tác xã này được thành lập với mục đích cung ứng các sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã cho các thành viên tham gia.
Hợp tác xã dịch vụ hoạt động trong nhiều lĩnh vực
Loại hình hợp tác xã dịch vụ đặc biệt ở chỗ, đối tượng phục vụ chủ yếu chính là những thành viên của hợp tác xã sẽ được ưu tiên. Lĩnh vực hoạt động của loại hợp tác xã này cũng hết sức đa dạng, bao gồm nhiều hình thức dịch vụ đáp ứng đời sống sinh hoạt cần thiết như: dịch vụ nông nghiệp, dịch vụ xây dựng, dịch vụ dệt may, dịch vụ làng nghề, dịch vụ du lịch, v.v.
Thực tế có rất nhiều kiểu loại hợp tác xã khác nhau, mỗi loại lại có thủ tục thành lập hợp tác xã khác nhau. Để nhanh chóng hoàn thiện các thủ tục đạt hiệu quả tốt nhất, các đơn vị nên tìm đến các đơn vị chuyên tư vấn và hỗ trợ làm thủ tục để thành lập hợp tác xã.
Đơn vị tư vấn, làm thủ tục thành lập hợp tác xã uy tín
Trên thị trường có nhiều đơn vị khác nhau cung cấp dịch vụ tư vấn, làm thủ tục thành lập hợp tác xã. Song uy tín hơn cả phải nhắc đến Kế toán Minh Minh. Đây là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm triển khai các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ thủ tục hành chính cho các đa dạng các hình thức công ty, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế.
Kế toán Minh Minh – đơn vị uy tín tư vấn, làm thủ tục thành lập hợp tác xã
Dịch vụ tư vấn, làm thủ tục thành lập hợp tác xã ở Kế toán Minh Minh đảm bảo giải quyết cho quý khách mọi thủ tục nhanh chóng, hiệu quả, tiết kiệm công sức, tiền bạc. Đảm bảo được chất lượng dịch vụ tốt nhất cũng là nhờ Kế toán Minh Minh có đội ngũ cố vấn chuyên môn cao cùng nhân lực chất lượng cao đều là những nhân viên được đào tạo bài bản, nắm vững kiến thức về pháp lý.
Nếu quý khách muốn tìm hiểu chi tiết cũng như nhanh chóng giải quyết thủ tục thành lập hợp tác xã, có thể liên hệ với Kế toán Minh Minh để được tư vấn, hỗ trợ. Mọi thủ tục phức tạp đến với Kế toán Minh Minh đều trở nên dễ dàng và tối ưu.
Xem thêm:
- Chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Tân Phú
- Đơn vị nhận làm dịch vụ thành lập công ty Bình Dương
- Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tận nơi
- Dịch vụ soát xét báo cáo tài chính là làm những gì?
- Dịch vụ hoàn thuế GTGT là gì? Địa chỉ cung cấp dịch vụ uy tín
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN MINH
Địa chỉ: 119B, Đường Hà Huy Giáp, Phường Quyết Thắng, TP Biên Hòa, Đồng Nai
Tel: 0918.535956 (Mr.Việt) – 0916.535956
Email: tuvanminh@gmail.com
Website: https://www.ketoandongnai.com.vn/