03/12/2022

Kinh doanh kho lạnh có cần giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm không?

Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm vô cùng quan trọng, nhằm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng cũng như chính doanh nghiệp. Đối với các cơ sở kinh doanh kho lạnh để bảo quản thực phẩm cũng không ngoại lệ. Các cơ sở cần đáp ứng những điều kiện để được chứng nhận đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Dưới đây là những hướng dẫn cụ thể giúp doanh nghiệp xin giấy phép được thuận lợi, nhanh chóng hơn.

1/ Những đơn vị kinh doanh kho lạnh nào cần giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm?

1.1. Trường hợp kho đông lạnh bắt buộc xin giấy an toàn thực phẩm 

Đầu tiên là các cơ sở có tiến hành pha cắt, chia nhỏ sản phẩm đóng vào bao bì hoặc trưng bày tại cửa hàng. Đây là đối tượng bắt buộc phải xin giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm cho việc phá lóc, cắt nhỏ và kinh doanh.

Tiếp theo là cơ sở kinh doanh nông lâm, thủy sản đông lạnh có sử dụng kho đông lạnh để lưu trữ và bảo quản. Để thực phẩm được an toàn, đơn vị cần đảm bảo những điều kiện theo quy định. Do đó các cơ sở này cũng cần phải xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm mới được hoạt động.

Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

Kho đông lạnh lưu trữ thực phẩm cần có giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

1.2. Trường hợp cơ sở kinh doanh kho lạnh được miễn xin giấy an toàn thực phẩm 

Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, một số trường hợp sau được miễn giấy phép ATVSTP:

– Kho bảo quản thực phẩm thuộc nhóm thực phẩm bao gói sẵn, không có hoạt động san chiết nhỏ lẻ. Các bao gói thực phẩm vẫn còn nguyên đai, nguyên kiện. Tuy nhiên ở trường hợp này, kho lạnh vẫn cần phải đảm bảo các điều kiện an toàn vệ sinh theo yêu cầu.

– Trường hợp cơ sở kinh doanh thuê kho ở bên ngoài để bảo quản, lưu trữ thực phẩm. Đối với trường hợp này thì kho bảo quản được thuê cũng cần phải đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm. Đơn vị kinh doanh lưu trữ lại hợp đồng thuê và bản sao giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm của kho bảo quản. Các giấy tờ này cần xuất trình khi có đoàn kiểm tra.

2/ Các điều kiện để được chứng nhận bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm

Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm  3

Cần đảm bảo một số điều kiện để được cấp giấy phép ATVSTP

Để được cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm, kho đông lạnh cần đảm bảo những điều kiện:

– Có địa điểm và diện tích phù hợp. Khoảng cách đảm bảo an toàn đối với các nguồn gây độc hại, gây ô nhiễm cùng các yếu tố gây hại khác.

– Tiêu chuẩn nước phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) số 02:2009/BYT về chất lượng nước sinh hoạt.

– Trang bị đầy đủ thiết bị để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm. Đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện vệ sinh như rửa và khử trùng, nước sát trùng. Đảm bảo có các thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại.

– Đảm bảo hệ thống xử lý chất thải. Đông thời phải được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

– Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc cũng như xuất xứ nguyên liệu thực phẩm. Lưu trữ các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất và kinh doanh thực phẩm của cơ sở.

– Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh phải tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành.

3/ Thủ tục xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm khi kinh doanh kho lạnh

3.1. Hồ sơ cần chuẩn bị 

Để được chứng nhận đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, cơ sở kinh doanh cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở kinh doanh kho lạnh đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm cho kho lạnh bảo quản thực phẩm.

– Bản thuyết minh chi tiết về cơ sở vật chất của kho lạnh bảo quản thực phẩm.

– Bản vẽ sơ đồ mặt bằng các khu vực của kho đông lạnh bảo quản thực phẩm.

– Kết quả khám sức khỏe của chủ cơ sở và nhân viên. Đồng thời phải có xác nhận về an toàn thực phẩm của tất cả nhân viên trực tiếp làm việc tại kho lạnh.

– Giấy đăng ký kinh doanh cùng với địa điểm kho lạnh bảo quản thực phẩm.

– Giấy xác nhận kiến thức của chủ cơ sở và người trực tiếp làm việc tại kho lạnh về an toàn thực phẩm.

– Giấy giới thiệu người nộp hồ sơ xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm.

3.2. Thủ tục xin giấy phép 

Việc xin giấy phép ATVSTP cũng tương đối phức tạp với các cơ sở kinh doanh mới. Cụ thể doanh nghiệp cần thực hiện đủ và đúng các bước sau:

– Bước 1: Nộp hồ sơ xin tập huấn các kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm cho chủ cơ sở và nhân viên trực tiếp. Hồ sơ nộp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Bước 2: Sau khi nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sẽ sắp xếp ngày tập huấn. Sau đó những cá nhân được tập huấn sẽ thi xác nhận kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm.

– Bước 3: Cơ sở kinh doanh tiếp tục nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm.

– Bước 4: Cơ quan tiếp nhận sẽ cử đoàn thẩm tra xuống kiểm tra cơ sở kinh doanh có đảm bảo những điều kiện hay không.

– Bước 5: Cơ sở kinh doanh nhận giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

4/ Đơn vị xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm uy tín, nhanh chóng

Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm  21

Xin giấy phép ATVSTP khá phức tạp với nhiều thủ tục

Có thể thấy việc xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cũng tương đối phức tạp với nhiều giấy tờ và thủ tục. Việc này có thể làm khiến các đơn vị mới chưa có nhiều kinh nghiệm bị lúng túng và mất nhiều thời gian. Do đó phương án tối ưu là tìm đến sự trợ giúp của đơn vị có kinh nghiệm. 

Xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm là một trong những dịch vụ được tin cậy của Kế toán Minh Minh. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thành lập doanh nghiệp, Kế toán Minh Minh giúp khách hàng xin được giấy phép nhanh chóng.