13/05/2024

Xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp như thế nào?

Việc xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp, nói một cách dễ hiểu, đó chính là quá trình đánh giá các yếu tố tài sản, thu nhập,… để biết được giá trị thực tế của doanh nghiệp, nhằm đưa ra các quyết định phù hợp trong việc mua bán doanh nghiệp, chiến lược đầu tư. Ngoài ra, việc này cũng giúp doanh nghiệp hiểu rõ và ghi nhận về mức độ hiệu quả kinh doanh tính đến thời điểm hiện tại.

Phân biệt giá trị thực tế của doanh nghiệp, giá trị vốn sở hữu

Giá trị thực tế của doanh nghiệp chính là toàn bộ giá trị tài sản của doanh nghiệp (sau khi đã trừ các khoản nợ phải trả, số dư nguồn kinh phí sự nghiệp nếu có) và toàn bộ những tài sản vô hình và hữu hình của doanh nghiệp tính đến thời điểm hiện tại.

Giá trị vốn sở hữu chỉ thể hiện nguồn vốn hình thành doanh nghiệp, tổng giá trị các tài sản mà chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc các thành viên đồng sở hữu, cổ đông,… cùng góp vốn.

Xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp như thế nào?

Phương pháp xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp tại Việt Nam

Có 2 phương pháp xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp được sử dụng phổ biến: Phương pháp tài sản và Phương pháp chiết khấu dòng tiền.

Tuy nhiên, phương pháp được sử dụng nhiều và rộng rãi nhất vẫn là xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp theo tài sản.

Phương pháp tài sản

Xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp bằng phương pháp tài sản khá đơn giản và dễ hiểu, cụ thể là dựa trên việc tính toán các giá trị tài sản của doanh nghiệp tính đến thời điểm định giá.

Cách tính toán của Phương pháp tài sản

Trước tiên, chúng ta cần tính toán được tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp đó (bao gồm: tài sản lưu động, tài sản cố định, các khoản đầu tư,…).

Sau đó sẽ lấy tổng này trừ đi các khoản nợ cần phải trả và các khoản chi phí.

Cuối cùng, ta ra được giá trị ròng của doanh nghiệp. (Lấy giá trị ròng chia cho số lượng cổ phiếu đang lưu hành, sẽ tính ra được giá trị của một cổ phiếu).

Ưu điểm và nhược điểm của Phương pháp tài sản

Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ hiểu và dễ thực hiện, tuy nhiên nó chỉ phù hợp cho các doanh nghiệp đang hoạt động ổn định và có tài sản cụ thể tương đối rõ ràng, đầy đủ.

Nhược điểm của nó chính là chúng ta không thể đánh giá được các yếu tố về thu nhập một cách chính xác nhất hoặc yếu tố thị trường của doanh nghiệp đó.

Phương pháp tài sản sẽ không tính được hết giá trị tiềm năng vì không có đủ thông tin thị trường để xác định các giá trị thương hiệu, uy tín, mẫu mã,…

Phương pháp chiết khấu dòng tiền

Phương pháp chiết khấu dòng tiền (hay còn gọi là phương pháp định giá DCF) sẽ cần phải cân nhắc đến EVA (Economic Value Added) tức giá trị kinh tế gia tăng của doanh nghiệp.

Nhờ vậy, phương pháp này sẽ định giá và tính toán được giá trị hiện tại của dòng tiền mà doanh nghiệp có thể thu được trong tương lai.

Phương pháp định giá thực tế của doanh nghiệp

Cách tính toán của Phương pháp chiết khấu dòng tiền

Tính toán tổng giá trị hiện tại, bao gồm tất cả các dòng tiền có thể thu về trong tương lai của doanh nghiệp.

Sau đó, trừ đi nợ phải trả và các loại chi phí khác để tính ra giá trị ròng của doanh nghiệp đó.

Cuối cùng, ta ra được giá trị ròng của doanh nghiệp. (Lấy giá trị ròng chia cho số lượng cổ phiếu đang lưu hành, sẽ tính ra được giá trị của một cổ phiếu).

Ưu điểm và nhược điểm của Phương pháp chiết khấu dòng tiền

Có thể nói, phương pháp tài sản chỉ thể hiện được giá trị tài sản của mỗi doanh nghiệp, còn phương pháp chiết khấu dòng tiền chỉ thể hiện rõ hiệu quả sản xuất – kinh doanh – đầu tư của doanh nghiệp trên thị trường trong tương lai.

Tuy nhiên, nó cũng có nhược điểm là yêu cầu phải có các dữ liệu và giả định đảm bảo độ chính xác cao để đưa ra tính toán đúng nhất.

Nếu kết hợp cả hai phương pháp này thì chúng sẽ bổ sung cho nhau, cho ra cái nhìn chính xác hơn về việc xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp.

Quan trọng hơn hết đó chính là dù cho doanh nghiệp áp dụng phương pháp định giá nào thì việc cung cấp số liệu, dữ liệu cho việc định giá phải thật sự rõ ràng và chính xác.

Các lưu ý khi xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp

Trong quá trình xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp, chúng ta cần lưu ý một số điểm sau đây:

Tùy theo thời điểm mua bán doanh nghiệp

Trên thực tế cho thấy, không phải ở bất kỳ thời điểm mua bán nào, doanh nghiệp cũng được định giá như nhau. Mà nó còn phụ thuộc vào yếu tố thị trường, tiềm năng tương lai của doanh nghiệp tại thời điểm nền kinh tế khi đó.

Việc định giá một doanh nghiệp cũng phụ thuộc khá nhiều vào tình hình kinh tế chung, thị trường ngành, các văn bản quy định pháp luật,… sẽ tác động không ít đến các giá trị của doanh nghiệp có thể thu về trong tương lai.

Những lưu ý khi chọn đơn vị thẩm định giá doanh nghiệp

Đơn vị định giá phải có chuyên môn về tài chính doanh nghiệp

Khi xem xét các báo cáo để định giá và xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp, cần đánh giá về tính chuyên nghiệp của báo cáo.

Các tiêu chuẩn kế toán phải được áp dụng theo chuẩn mực kế toán Việt Nam và cần sử dụng các dữ liệu và giả định chính xác để tính toán.

Điều này đòi hỏi đơn vị định giá phải có năng lực chuyên môn về tài chính doanh nghiệp, am hiểu về các nghiệp vụ kế toán, cũng như tính toán được tiềm năng thị trường của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cần xem xét tính chuyên nghiệp và trình độ của các tổ chức thực hiện việc định giá doanh nghiệp, chẳng hạn như: sự chuẩn mực, trung thực và kinh nghiệm chuyên môn.

Các số liệu được sử dụng cho việc xác định giá trị DN phải chính xác

Một vấn đề quan trọng hơn nữa là về phía doanh nghiệp cần phải đảm bảo cung cấp, chuẩn bị các số liệu, cơ sở hồ sơ đảm bảo hợp pháp, chính xác, cụ thể và xuyên suốt để giúp cho đơn vị định giá thực hiện chính xác và dễ dàng.

Bất cứ sự sai sót nào trong việc cung cấp số liệu cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình định giá của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp sẽ phải tốn kém nhiều thời gian, chi phí.

Việc xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp là hoàn toàn cần thiết. Ngoài việc cung cấp cơ sở phục vụ cho việc mua bán, chuyển nhượng doanh nghiệp, nó còn giúp doanh nghiệp đánh giá được tình hình kinh doanh cụ thể.

Minh – MCC  là đơn vị cung cấp dịch vụ thẩm định giá, xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp tại Việt Nam. Với đội ngũ nhân sự, chuyên gia cố vấn giàu kinh nghiệm, có chuyên môn sâu về lĩnh vực định giá nên Quý doanh nghiệp có thể hoàn toàn yên tâm khi hợp tác cùng chúng tôi. Liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline 0916 53 59 56 để được tư vấn.