Chi phí kiểm toán công trình mới nhất như thế nào?
Kiểm toán công trình là công việc thu thập thông tin dự án, kiểm tra quyết toán vốn đầu tư của dự án nhằm đưa ra nhận định và ý kiến độc lập, khách quan. Mức chi phí kiểm toán công trình mới nhất như thế nào? Cùng Minh MCC tìm hiểu cách tính chi phí kiểm toán công trình xây dựng cập nhật mới nhất trong bài viết dưới đây.
Kiểm toán công trình là gì?
Kiểm toán công trình là nhiệm vụ của công ty kiểm toán và các kiểm toán viên. Công việc này nhằm thu thập thông tin liên quan đến dự án, quyết toán vốn đầu tư và hạng mục công việc của dự án. Kiểm toán cũng giúp phát hiện và ngăn chặn các sai sót, lạm quyền và thất thoát tài sản trong quá trình xây dựng.
Từ dữ liệu thu thập được, kiểm toán viên sẽ đánh giá và đưa ra kết luận trung thực, khách quan. Trong đó, kiểm toán viên xây dựng sẽ thực hiện kiểm tra hoạt động, các số liệu, tài liệu và kết quả của dự án xây dựng một cách độc lập.
Mức chi phí kiểm toán công trình như thế nào?
Chi phí kiểm toán công trình là một phần nhỏ trong tổng mức đầu tư được phê duyệt cho dự án và được tính vào mục các khoản chi phí khác. Chi phí này được xác định dựa trên giá trị cần thuê kiểm toán cho dự án, tiểu dự án, dự án thành phần, công trình và hạng mục công trình, theo tỷ lệ định mức quy định Điều 46 của Nghị định số 99/2021/NĐ-CP.
Theo quy định, chi phí kiểm toán độc lập tối thiểu là 1.000.000 đồng và cộng thêm thuế giá trị gia tăng. Tuy nhiên, chi phí kiểm toán công trình thực tế có thể chênh lệch tùy thuộc vào quy mô và phạm vi dự án, địa điểm, độ phức tạp của công trình và các yếu tố khác. Ngoài ra, các yêu cầu pháp lý và quy định pháp luật cũng có thể ảnh hưởng đến chi phí kiểm toán công trình.
Giá trị cần thuê kiểm toán là tổng chi phí quyết toán của dự án, tiểu dự án, công trình, dự án thành phần, hạng mục công trình độc lập.
Tỷ lệ định mức được xác định theo bảng sau
Giá trị cần thuê kiểm toán (triệu đồng) | Tỷ lệ định mức (% |
Dưới 10.000 | 0,5 |
Từ 10.000 đến dưới 50.000 | 0,4 |
Từ 50.000 đến dưới 100.000 | 0,3 |
Từ 100.000 đến dưới 500.000 | 0,2 |
Từ 500.000 trở lên | 0,1 |
Ví dụ: Một dự án có tổng chi phí quyết toán là 120.000 triệu đồng, chi phí kiểm toán độc lập của dự án là:
Chi phí kiểm toán độc lập = (10.000 x 0,5% + 40.000 x 0,4% + 50.000 x 0,3% + 20.000 x 0,2%) x 1,1 = 308,8 (triệu đồng)
Trong đó, 1,1 là hệ số cộng thuế giá trị gia tăng (GTGT).
Việc xác định và tính toán chi phí kiểm toán công trình nhằm để đảm bảo sự minh bạch và chính xác trong quản lý tài chính dự án. Đồng thời, xác định chi phí cũng giúp đảm bảo tính công bằng và tuân thủ quy định trong quyết toán vốn đầu tư công cho dự án hoàn thành.
Tuy nhiên, để biết chính xác chi phí kiểm toán cho một dự án, cần phải xem xét các yếu tố liên quan, cụ thể chi phí tuỳ thuộc vào hiện trạng của mỗi dự án. Do đó để biết thêm chính xác chi phí kiểm toán dự án công trình vui lòng liên hệ 0916 53 59 56.
Quy trình làm việc cụ thể kiểm toán công trình
Quá trình kiểm toán công trình thông thường bao gồm các bước chính và công việc thực hiện.
Bước 1: Lập kế hoạch kiểm toán
Kiểm toán viên lập kế hoạch kiểm toán xác định mục tiêu, phạm vi và phương pháp kiểm toán. Bước này bao gồm thu thập thông tin về dự án, lập lịch trình kiểm toán.
Bước 2: Thực hiện kiểm toán theo kế hoạch đã lập
Trong quá trình này, kiểm toán viên sẽ tiến hành thực hiện kiểm tra tất cả các khía cạnh quan trọng của dự án hoàn thành. Các nội dung kiểm toán bao gồm: kiểm tra nguồn vốn đầu tư, kiểm tra hồ sơ pháp lý của dự án, kiểm tra các khoản chi phí liên quan như chi phí đầu tư, chi phí xây dựng, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, chi phí mua thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và các chi phí khác,…
Ngoài ra, kiểm toán viên cũng sẽ thực hiện kiểm tra giá trị tài sản hình thành thông qua đầu tư, tình hình công nợ và vật tư doanh nghiệp, thiết bị tồn đọng, cũng như việc chấp hành của chủ đầu tư đối với kết luận của cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán Nhà nước (nếu có).
Bước 3: Kết thúc quy trình kiểm toán công trình
Trong giai đoạn này, kiểm toán viên thực hiện phân tích và soát xét tổng thể kết quả cuộc kiểm toán. Sau đó, tiến hành lập báo cáo kiểm toán trình bày các kết quả, nhận định và kết luận khách quan của kiểm toán viên. Cuối cùng, kiểm toán viên xử lý các công việc phát sinh sau khi hoàn thành báo cáo kiểm toán.
Quá trình kiểm toán công trình nhằm đảm bảo tính chính xác, công khai và tuân thủ quy định quản lý tài chính và nguồn lực của dự án. Nó cũng hỗ trợ doanh nghiệp phát hiện và ngăn chặn các sai sót, hành vi lạm quyền hay việc thất thoát tài sản. Bằng cách thực hiện các bước kiểm toán một cách có trình tự, tổ chức có thể đảm bảo sự thành công và phát triển bền vững của dự án xây dựng công trình.
Việc không quan tâm đến kiểm toán xây dựng công trình có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, bao gồm rủi ro tài chính, rủi ro nhân sự, vi phạm pháp lý và mất lòng tin từ các bên liên quan, giảm uy tín tổ chức. Do đó, việc nhìn nhận và đánh giá đúng vai trò của kiểm toán công trình là rất quan trọng để đảm bảo sự thành công của dự án.
Nếu bạn cần thuê dịch vụ kiểm toán công trình hãy liên hệ với Minh – MCC ngay để được tư vấn chi tiết cụ thể. Hy vọng qua bài viết trên bạn đã nắm khái niệm, quy trình cùng chi phí kiểm toán công trình mới nhất.