Giải đáp chi tiết về kiểm toán độc lập là gì?
Rất nhiều thông tin về kiểm toán độc lập các doanh nghiệp phải nắm rõ để đảm bảo việc tiến hành thủ tục này hợp pháp. Chi tiết Kế toán Minh MCC sẽ lần lượt giải đáp với các chia sẻ hữu ích sau.
Chi tiết thông tin về kiểm toán độc lập là gì?
Kiểm toán độc lập là gì?
Hoạt động kiểm toán độc lập thực chất là việc đơn vị kiểm toán hay các kiểm toán viên chuyên nghiệp tiến hành kiểm tra báo cáo tài chính (BCTC) của doanh nghiệp và đưa ra ý kiến 1 cách độc lập. Nhà đầu tư có thể dựa vào thông tin kiểm toán để đánh giá thực lực, uy tín của đơn vị đó khi đưa ra quyết định hợp tác.
Mục đích của kiểm toán độc lập
Vì sao thông tin về kiểm toán độc lập lại được quan tâm như vậy? Đó là bởi vai trò của hoạt động này được đánh giá là rất quan trọng cho cả doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Cụ thể như:
Tạo niềm tin với những bên có liên quan: Cơ quan thuế, nhà đầu tư, tổ chức tín dụng, ngân hàng hay các chủ doanh nghiệp khác sẽ nắm bắt được thông tin về BCTC của doanh nghiệp. Từ đó có thể nâng cao độ tin cậy cho doanh nghiệp khi tìm kiếm cơ hội hợp tác hay đánh giá.
Giúp doanh nghiệp củng cố các hoạt động kế toán tài chính: Với kết quả kiểm toán độc lập đưa ra, các vấn đề gian lận hay vi phạm pháp luật của doanh nghiệp sẽ giảm đến mức tối đa. Hoạt động công ty cũng sẽ đi vào nề nếp.
Giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực quản lý: Những thông tin về kiểm toán độc lập đưa ra sẽ giúp chủ doanh nghiệp có được cái nhìn tổng quan về tình trạng kế toán của công ty. Việc nắm rõ những sai sót, lãng phí trong hoạt động kế toán sẽ giúp chủ doanh nghiệp kịp thời có phương án xử lý. Những rủi ro phát sinh được giảm đáng kể. Đồng thời, các thế mạnh tài chính của doanh nghiệp cũng sẽ được thúc đẩy 1 cách tối đa.
Cách tính chi phí kiểm toán độc lập
Chi phí là 1 trong 1 những thông tin về kiểm toán độc lập rất được quan tâm. Khi thực hiện kiểm toán độc lập, chi phí sẽ được tính theo công thức:
Giá trị thuê kiểm toán x tỷ lệ định mức các chi phí của kiểm toán độc lập.
Theo quy định thì chi phí kiểm toán độc lập được quy định ở mức tối thiểu là 1 triệu đồng. Ngoài ra, mức phí này có thể phát sinh thêm thuế GTGT. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn có thể chịu thêm chi phí phê duyệt, thẩm tra quyết toán với mức tối thiểu là 500.000 VND.
Quy trình kiểm toán độc lập là gì?
Khi tìm hiểu thông tin về kiểm toán độc lập thì quy định tiến hành là công việc rất quan trọng. Sẽ có 3 bước cần làm như sau:
Bước 1: Tiến hành lập kế hoạch
Đây là bước đầu tiên và cũng là công việc rất quan trọng trong quy trình thực hiện kiểm toán độc lập. Nó quyết định việc kiểm toán có chất lượng và thời gian hoàn thành đúng như mong đợi hay không.
Bước này cần phát triển chiến lược kiểm toán 1 cách tổng thể và đưa ra phương pháp lý tưởng để tiếp cận với đối tượng kiểm toán trong phạm vị thời gian, nội dung dự kiến.
Kế hoạch kiểm toán được thực hiện ngay khi đơn vị kiểm toán nhận được giấy mời hỗ trợ từ phía doanh nghiệp cần kiểm toán độc lập.
Khi thực hiện lập kế hoạch, kiểm toán viên phải dựa trên những hiểu biết về doanh nghiệp cần hỗ trợ như: lĩnh vực kinh doanh hay cơ cấu tổ chức,…
Bước 2: Tiến hành kiểm toán
Giai đoạn này sẽ cần làm các nội dung cụ thể như:
Ghi nhận tình hình hoạt động hiện tại của doanh nghiệp.
Thực hiện đánh giá với hệ thống kế toán
Tiến hành những nội dung đề ra trong công việc kiểm toán.
Thu thập bằng chứng kiểm toán bằng kỹ thuật.
Ghi chép lại các công việc kiểm toán để lập hồ sơ.
Thảo luận kết quả kiểm toán và đưa ra ý kiến với doanh nghiệp 1 cách thống nhất.
Soạn báo cáo kiểm toán theo quy định.
Bước 3: Hoàn tất, lập báo cáo kiểm toán độc lập
Kiểm toán sẽ tổng hợp lại thông tin về kiểm toán độc lập đã thực hiện để có đánh giá kế hoạch thực hiện mang đến hiệu quả hay chưa. Ngoài ra, kiểm toán viên cũng sẽ xem xét tính chính xác của kết quả đã thực hiện. Nếu mọi thông tin đã đầy đủ sẽ tiến hành lập báo cáo kiểm toán theo quy định.
Nội dung trong báo cáo kiểm toán độc lập là gì
Khi tìm hiểu thông tin về kiểm toán độc lập thì nội dung của bản báo cáo này rất được quan tâm. Xét về hình thức, báo cáo phải được lập dưới hình thức văn bản. Nếu xét về nội dung, báo cáo phải đảm bảo được đầy đủ các mục đích gồm:
Số hiệu và tiêu đề.
Thông tin về người nhận báo cáo.
Thông tin mở đầu báo cáo.
Thông tin về trách nhiệm của đơn vị kiểm toán.
Thông tin về trách nhiệm mà kiểm toán viên phải thực hiện.
Ý kiến kiểm toán đối với báo cáo tài chính được thực hiện.
Chữ ký kiểm toán viên.
Thông tin về ngày lập báo cáo.
Thông tin về tên, địa chỉ đơn vị kiểm toán.
Dịch vụ kiểm toán độc lập chuyên nghiệp tại Công ty TNHH Minh – KPMG Việt Nam
Mọi thông tin về kiểm toán độc lập sẽ được giải đáp và hỗ trợ chu đáo nếu khách hàng chọn tìm đến kế toán Minh MCC. Chúng tôi đã có thâm niên trong lĩnh vực kiểm toán, kế toán. Đội ngũ chuyên viên kiểm toán ở công ty đều có sự chuyên nghiệp, kinh nghiệm lâu năm. Quá trình làm việc luôn đảm bảo “Minh bạch – Cẩn trọng – Chính xác”.
Chọn Kế toán Minh MCC, khách hàng sẽ được tư vấn thông tin về kiểm toán hay kế toán, thuế,… hoàn toàn miễn phí. Bảng giá hỗ trợ ở đây cũng rất hấp dẫn. Chúng tôi đảm bảo chịu trách nhiệm với kết quả kiểm toán được đưa ra.
Tất cả các thông tin về kiểm toán độc lập khách hàng đang quan tâm có thể liên hệ 0916 53 59 56 để chúng tôi hỗ trợ tận tâm nhất. Đảm bảo quý khách hàng sẽ có được kết quả kiểm toán chất lượng, chính xác, trung thực nhất. Điều này sẽ giúp ích không nhỏ đối với định hướng phát triển của doanh nghiệp.