Hướng dẫn quy trình đầu tư dự án
Quy trình đầu tư dự án được thực hiện như thế nào? Nếu bạn đang gặp khó khăn khi đầu tư dự án muốn tìm hiểu chi tiết hơn về các công việc phải thực hiện khi lập dự án. Bài chia sẻ sau của Minh – KPMG sẽ cùng bạn giải đáp chi tiết!
Dự án đầu tư là gì?
Xét về mặt hình thức: Dự án đầu tư được hiểu là tập hợp hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động, chi phí theo một kế hoạch để đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai.
Về mặt nội dung: Dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau được kế hoạch hóa nhằm đặt được các mục tiêu đã định bằng việc tạo ra các kết quả cụ thể trong một thời gian nhất định, thông qua việc sử dụng các nguồn lực xác định.
Xét trên góc độ quản lý: Dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế , xã hội trong một thời gian dài.
Theo khoản 4, điều 3 Luật Đầu tư năm 2020 thì dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể trong thời gian xác định.
Có thể thấy ở mỗi khía cạnh khác nhau thì dự án đầu tư được hiểu theo cách khác nhau. Tuy nhiên có thể khái quát và hiểu đơn giản về khái niệm dự án đầu tư chính là tập hợp các thông tin, dự liệu, hoạt động và một số yếu tố về tài chính, lao động… để thực hiện một kế hoạch đã được lập ra trước đó. Căn cứ vào dự án đầu tư ta có thể biết được thông tin về nhà đầu tư, các dự định mà nhà đầu tư sẽ tiến hành. Ngoài ra dự án đầu tư còn là cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành các biện pháp quản lý, cấp phép đầu tư và là căn cứ để triển khai hoạt động đầu tư và đánh giá hiệu quả của dự án.
Đặc điểm của dự án đầu tư
Trước khi tìm hiểu quy trình đầu tư dự án chúng ta hãy xem những đặc điểm của một dự án đầu tư nhé! Dự án đầu tư mang những đặc điểm cơ bản sau:
Dự án đầu tư có sự tham gia của nhiều bên chủ thể
Các dự án đầu tư có thể có sự tham gia của các chủ đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, chủ thể tư vấn dự án, nhà đầu, chủ thể hưởng thục kết quả đầu tư. Tùy thuộc vào tính chất, nguồn vốn, quy mô dự án, lĩnh vực, địa bàn đầu tư mà sự tham gia của các chủ thể vào dự án sẽ khác nhau.
Dự án đầu tư có thể là ngắn hạn hoặc dài hạn và có thời gian tồn tại hữu hạn
Thời gian thực hiện dự án đầu tư có thể dài hoặc ngắn và chúng luôn hữu hạn. Cụ thể như sau:
- Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư trong khu kinh tế không quá 70 năm.
- Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư ngoài khu kinh tế không quá 50 năm. Dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm thì thời hạn dài hơn nhưng không quá 70 năm.
- Đối với các dự án đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng nhà đầu tư chậm được bàn giao đất thì thời gian Nhà nước chậm bàn giao đất không tính vào thời hạn hoạt động của dự án đầu tư.
Dự án đầu tư luôn có mục tiêu, mục đích rõ ràng
Dự án đầu tư thuộc bất kỳ lĩnh vực nào, thời gian thực hiện bao lâu… đều phải có mục đích rõ ràng và mục tiêu cụ thể
Dự án đầu tư có thể chuyển nhượng
Nhà đầu tư có thể chuyển nhượng dự án đầu tư cho người khác theo 2 phương thức: chuyển nhượng toàn bộ hoặc chuyển nhượng một phần dự án.
Để chuyển nhượng dự án đầu tư phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 46 Luật Đầu tư năm 2020.
- Dự án đầu tư hoặc một phần dự án đầu tư chuyển nhượng không thuộc một trong các trường hợp bị chấm dứt hoạt động theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 48 Luật Đầu tư năm 2020;
- Đáp ứng điều kiện đầu tư áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng dự án đầu tư, một phần dự án đầu tư trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật Đầu tư năm 2020;
- Tuân thủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về nhà ở, pháp luật về đất đai, pháp luật về kinh doanh bất động sản trong trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư gắn với chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
- Điều kiện quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc theo quy định khác của pháp luật có liên quan (nếu có);
- Khi chuyển nhượng dự án đầu tư, ngoài những vấn đề trên, doanh nghiệp nhà nước còn có trách nhiệm thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp trước khi thực hiện việc điều chỉnh dự án đầu tư.
Hướng dẫn quy trình đầu tư dự án – Lập dự án đầu tư
Lập dự án đầu tư là bước sau cùng trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, muốn lập dự án đầu tư thì nhà đầu tư phải tiến hành các bước như sau:
- Bước 1: Nghiên cứu, đánh giá thị trường đầu tư
- Bước 2: Xác định thời điểm đầu tư, quy mô đầu tư và lựa chọn hình thức đầu tư
- Bước 3: Tiến hành các hoạt động khảo sát và lựa chọn địa bàn đầu tư
- Bước 4: Lập dự án đầu tư
Sau khi thực hiện xong các công việc trên thì người soạn thảo tiến hành lập dự án đầu tư. Dự án đầu tư được biểu hiện ở 02 loại văn kiện sau:
Báo cáo tiền khả thi
Báo cáo tiền khả thi là báo cáo cung cấp thông tin một cách tổng quát về dự án. Qua đó chủ đầu tư có thể đánh giá sơ bộ tính khả thi của dự án. Đồng thời lựa chọn phương án đầu tư thích hợp nhất cho dự án. Báo cáo tiền khả thi là căn cứ để xây dựng báo cáo khả thi. Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi bao gồm các nội dung sau:
- Định hướng đầu tư, điều kiện thuận lợi và khó khăn
- Quy mô dự án và hình thức đầu tư
- Khu vực và địa điểm đầu tư (dự kiến các nhu cầu sử dụng đất, các vấn đề ảnh hưởng môi trường, xã hội, tái định cư, nhân công) được phân tích, đánh giá cụ thể
- Phân tích, đánh giá sơ bộ về thiết bị, công nghệ, kỹ thuật và điều kiện cung cấp các vật tư, nguyên vật liệu, dịch vụ, hạ tầng cơ sở
- Lựa chọn các phương án xây dựng
- Xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động vốn, khả năng thu hồi vốn, khả năng trả nợ và thu lãi
- Có các đánh giá về hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế – xã hội của dự án
- Thành phần, cơ cấu của dự án được trình bày theo tổng hợp hay chia nhỏ các hạng mục.
Trong trường hợp Báo cáo tiền khả thi phải được phê duyệt theo quy định của pháp luật thì sau khi được phê duyệt, nhà đầu tư có thể tiến hành xây dựng bản báo cáo chi tiết, đầy đủ theo hướng đã lựa chọn trong báo cáo tiền khả thi, đó là Báo cáo khả thi.
Báo cáo khả thi
Báo cáo khả thi là tập hợp các số liệu, dữ liệu phân tích, đánh giá, đề xuất chính thức về nội dung của dự án theo phương án đã được chủ đầu tư lựa chọn. Đây cũng là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền thẩm tra và quyết định đầu tư. Nội dung của Báo cáo khả thi bao gồm:
- Các căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư
- Mục tiêu đầu tư
- Địa điểm đầu tư
- Quy mô dự án
- Vốn đầu tư
- Thời gian, tiến độ thực hiện dự án
- Các giải pháp về kiến trúc, xây dựng, công nghệ, môi trường
- Phương án sử dụng lao động, quản lý, khai thác dự án
- Các hình thức quản lý dự án
- Hiệu quả đầu tư
- Xác định các mốc thời gian chính thực hiện dự án
- Tính chất tham gia, mối quan hệ cũng như trách nhiệm của các cơ quan liên quan
- Bước 5: Gửi hồ sơ dự án và văn bản trình đến người có thẩm quyền quyết định đầu tư tổ chức cho vay vốn đầu tư (đối với dự án sử dụng nguồn vốn vay) và cơ quan thẩm định dự án đầu tư (đối với các dự án phải thẩm tra đầu tư).
Trên đây chính là trọn bộ quy trình đầu tư dự án, bạn đã nắm rõ được quy trình, cách thức đầu tư dự án hay chưa? Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào cần giải đáp hãy liên hệ ngay với Công Ty TNHH Minh – KPMG Việt Nam đơn vị chuyên tư vấn hỗ trợ thực hiện các thủ tục xin giấy phép đầu tư dự án tại khu vực Đồng Nai và các tỉnh thành lân cận.
Với hơn 15 năm kinh nghiệm và phát triển, với sự đồng hành của đội ngũ luật sư, chuyên gia tư vấn đầu ngành và có chuyên môn sâu rộng. Quý khách hàng có thể an tâm để nhận tư vấn chuẩn xác cũng như được hỗ trợ hoàn thiện xin cấp phép đầu tư và thực hiện các công việc liên quan nhanh chóng và có thể triển khai đầu tư trên thực tế sớm nhất.
Hotline tư vấn hỗ trợ nhanh: 0918.535956 – 0916.535956